ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIÊN PHỐI HỢP LISINOPRIL VÀ AMLODIPIN TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG MÁY ĐO VẬN TỐC SÓNG MẠCH VP PLUS 1000
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp của viên phối hợp lisinopril và amlodipin bằng máy đo vận tốc sóng mạch. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tuổi trung bình 69,18 ± 10,4. Tất cả bệnh nhân được đo huyết áp, vận tốc sóng mạch (baWPV), chỉ số ABI bằng máy đo vận tốc sóng mạch VP Plus 1000 trước khi vào điều trị. Sau đó tất cả bệnh nhân được dùng viên phối hợp Lisonorm (lisinopril 10 mg và amlodipin 5mg) trong 4 tuần. Sau 4 tuần bệnh nhân được đo lại lần 2 cũng bằng máy đó vận tốc sóng mạch VP Plus 1000. Kết quả: Sau 4 tuần huyết áp tay phải giảm: 26,58 ± 9,51mmHg/ 8,6 ± 4,47mmHg; Huyết áp tay trái giảm: 26,88 ± 11,27/13,55 ± 8,15mmHg; Huyết áp chân phải giảm: 23,75 ± 11,78/10,75 ± 6,64mmHg; Huyết áp chân trái giảm: 30,33 ± 16,64/13,6 ± 9,28mmHg; Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu là 72,5% (29/40 bệnh nhân). Vận tốc sóng mạch (baPWV) bên phải giảm: 593,65 ± 416,59 cm/s; baPWV bên trái giảm: 585,4 ± 447,19 cm/s. Kết luận: Viên phối hợp lisinopril 10mg và amlodipin 5 mg có hiệu quả hạ huyết áp cả tứ chi và vận tốc sóng mạch, giảm độ cứng thành mạch khi đo bằng máy đo vận tốc sóng mạch VP Plus.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
điều trị tăng huyết áp, viên phối hợp lisinopril và amlodipin, máy đo vận tốc sóng mạch
Tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Lân Việt (2020), “Asian management of hypertension: Current status, home blood pressure, and specific concerns in Viet Nam, Journal Clinical Hypertension 2020:22:519-521.
3. Phạm Chí Hiền; Nguyễn Thiện Tuấn; Sử Cẩm Thu (2015),” Đánh giá hiệu quả và an toàn của thuốc LISONORM phối hợp cố định chứa 10 mg LISINOPRIL và 5mg AMLODIPIN trên bệnh nhân THA tại An Giang”, Báo cáo khoa học Bệnh viện Đa khoa An Giang 2015, tr.44-53.
4. Vinay.K.Balt, et al.(2012), “Management of hypertension with the fixed combination of perindopril and amlodipine in daily clinical practice”, American Journal of Cardiovascular Drugs 9, 135-142.
5. Mur Naidu, PR Usha, TRamesh Kumar Rao, JC Shobha (2000), “Evaluation of amlodipine, lisinopril, and a combination in the treatment of essential hypertension”, Postgrad Med J., 76(896): 350–353.
6. Semagina, I.; Kotovskaya, Y.; Kobalava. (2015), ”Effects of Lisinopril/ amlodipine single pill combination on ambulatory brachial and central blood pressure in hypertensive subjects with non- alcoholic fatty liver diese”, Journal of Hypertension, Vol33:p199.
7. Tetsuya Ichihara, et al.(2005), ”Selective angiotensin receptor antagonism with valsartan decreases arterial stiffness independently of blooad pressure lowering in hypertensive patients”, Hyperten Res. 28 (12):937-43.
8. Cao Trường Sinh (2015), ”Nghiên cứu chỉ số cổ chân-cánh tay ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành, số 971 (7/2015), tr 54-57.
9. Deirdre A Lane, Gregory YH Lip, (2013), ”Treatment of hypertension in peripheral arterial disease”, Cochrane Database Syst Rev, 7:3075.