THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ DỰ PHÒNG TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA SINH VIÊN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2023

Nguyễn Thành Chung1,, Đỗ Thị Huyền Trang1, Lê Xuân Quý1
1 Phân hiệu trường Đại học y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ về dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội năm 2023 và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang thực hiện trên 440 sinh viên Đại học đang học tại Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội. Trong đó sinh viên điều dưỡng đang học năm thứ 2 và năm thứ 3, sinh viên bác sĩ y khoa năm thứ 4, năm thứ 5 và năm thứ 6. Kết quả: Có 74,77% sinh viên đã được tiêm phòng vắc xin viêm gan B, 27% sinh viên báo cáo đã từng bị tổn thương (TT) do vật sắc nhọn (VSN). Có 69,8% sinh viên đạt về kiến thức, trong đó tỉ lệ sinh viên trả lời đúng về phương pháp đóng nắp kim an toàn tương khá thấp với 5,9%, chỉ có 8,9% sinh viên biết cách xử lý VSN an toàn sau khi tiêm và 35,9% sinh viên trả lời đúng về mức chứa tối đa của thùng đựng VSN. Có sự khác biệt về kiến thức với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu như: giới tính, đối tượng sinh viên và đã được tiêm phòng vắc xin viêm gan B (p<0,05). Có sự khác biệt về thái độ của sinh viên với giới tính, đã tiêm phòng vắc xin viêm gan B và đã bị TT do VSN (p<0,05). Có mối tương quan thuận giữa kiến thức và thái độ về dự phòng TT do VSN của sinh viên. Kết luận: Kiến thức chung về dự phòng TT do VSN của sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội 69,8%. Những sinh viên có kiến thức dự phòng TT do VSN tốt thì thái độ dự phòng tích cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhang X., Gu Y., Cui M., et al. (2015). Needlestick and Sharps Injuries Among Nurses at a Teaching Hospital in China. Workplace Health Saf, 63(5), 219–225.
2. Vũ Thị Thu Thủy (2022). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2018. | Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. .
3. Tuyết P.T. and Giang L.T.T. (2021). Kiến thức, thực hành về dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên điều dưỡng chính quy trường đại học Y Dược Hải Phòng năm 2020. Tạp Chí Học Dự Phòng, 31(5), 127–132.
4. Nguyễn Hải Lâm (2022). Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định | Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. .
5. BYT Quyết định 3671/QĐ-BYT 2012 Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
, accessed: 05/08/2023.
6. Gawad M, Alwabr A (2018). Knowledge and practice of needlestick injury preventive measures among nurses of Sana’a city hospitals in Yemen. Ndian J Health Sci Biomed Res KLEU, 11(1), 70–76.
7. Nguyễn Thị Mai Thơ (2015). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trƣờng Đại học Y khoa Vinh, năm 2015. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
8. Saleem T., Khalid U., Ishaque S., et al. (2010). Knowledge, attitudes and practices of medical students regarding needle stick injuries. J Pak Med Assoc, 60(2).