THỰC TRẠNG BỆNH THẬN MẠN TÍNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chu Thị Ngọc Hà1, Nguyễn Ngọc Tâm1,2,, Đỗ Gia Tuyển1,3, Đặng Thị Việt Hà1,3, Nguyễn Hữu Dũng3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người cao tuổi trong số những người mắc bệnh thận mạn và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn theo KDOQI 2002 với mức lọc cầu thận (MLCT) được tính theo công thức CKD- EPI. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 203 bệnh nhân mắc bệnh thận mạn với tuổi trung bình 56,63 ± 15,03. Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh thận mạn là 49,3%. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn thường gặp nhất ở người cao tuổi là tăng huyết áp và đái tháo đường. Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong bệnh thận mạn giữa nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi tuy nhiên có sự khác biệt về các đặc điểm lão khoa bao gồm tình trạng đa bệnhlý, chất lượng cuộc sống, nguy cơ sarcopenia, sa sút trí tuệ và nguy cơ trầm cảm giữa nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi. Kết luận: Người cao tuổi mắc bệnh thận mạn chiếm tỷ lệ khá cao trong quần thể nghiên cứu. Cần tiếp cận đa chuyên khoa để có chiến lược chăm sóc toàn diện giúp quản lý tốt các bệnh đồng mắc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015. Lancet. 2016;388(10053): 1545-1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6
2. luat-nguoi-cao-tuoi-2009.pdf.
3. Abdel-Rahman EM, Okusa MD. Effects of Aging on Renal Function and Regenerative Capacity. Nephron Clin Pract. 2014;127(1-4):15- 20. doi:10.1159/000363708
4. Perkowska-Ptasinska A, Deborska- Materkowska D, Durlik M. The current management of kidney disease in the elderly. Minerva Med. 2018;109(1):41-52. doi:10.23736/ S0026-4806.17.05351-4
5. KDIGO_2012_CKD_GL.pdf. Accessed



September 3, 2022. https://kdigo.org/wp-content/ uploads/2017/02/KDIGO_2012_CKD_GL.pdf
6. Đặng Ngọc Tài. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh thận mạn của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa TW. Published online 2017.
7. Inker LA, Schmid CH, Tighiouart H, et al. Estimating Glomerular Filtration Rate from Serum Creatinine and Cystatin C. N Engl J Med. 2012;367(1):20-29. doi:10.1056/NEJMoa1114248
8. Hirst JA, Hill N, O’Callaghan CA, et al.
Prevalence of chronic kidney disease in the

community using data from OxRen: a UK population-based cohort study. Br J Gen Pract. 2020; 70(693): e285-e293. doi: 10.3399/
bjgp20X708245
9. Maw TT, Fried L. Chronic Kidney Disease in the Elderly. Clinics in Geriatric Medicine. 2013;29(3): 611-624. doi:10.1016/j.cger.2013.05.003
10. Jacob L, Breuer J, Kostev K. Prevalence of chronic diseases among older patients in German general practices. Ger Med Sci. 2016;14:Doc03. doi:10.3205/000230