KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, NĂM 2022

Lâm Văn Minh1,, Nguyễn Thị Phương Thảo2, Trương Thị Tường Vy2, Nguyễn Thu Hà2, THÀNH Sanh Nga2, Lương Thị Thanh Lượng2, Nguyễn Thị Minh Ngọc2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hằng năm những bệnh liên quan đến đường tình dục, hệ quả của những lần phá thai,… ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, theo Điều tra quốc gia về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục gần đây nhất của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Bộ Y tế cho thấy, chỉ có 17,4% người ở tuổi vị thành niên, thanh niên hiểu đúng về thời điểm người phụ nữ có thể mang thai và 25,9% biết cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục… nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn và sinh con ở lứa tuổi vị thành niên. Chính vì thế cần phải tìm hiểu được mức độ kiến thức về sức khỏe sinh sản ở lứa tuổi này như thế nào. Và cụ thể hơn là ở sinh viên y khoa, được xem là tương lai cả xã hội, là những thiên thần áo trắng của mọi người dân. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ của Sinh viên khối ngành sức khỏe tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai về Chăm sóc sức khỏe sinh sản, năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 93 sinh viên chính quy năm nhất và năm cuối, đang theo học khối ngành sức khỏe tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2022. Kết quả: Trong số 93 sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chính quy năm nhất và năm tư ngành Điều dưỡng và Xét nghiệm đã tham gia nghiên cứu, theo giới tính có kiến thức đạt về sức khỏe sinh sản 1.1% (Nam), 21.5% (Nữ). Theo năm học có kiến thức đạt về SKSS là 10.8% (Năm nhất), 11.8% (Năm cuối). Tỷ lệ sinh viên có thái độ về sức khỏe sinh sản đạt 9.7% (Nữ), 2.2% (Nam), năm thứ nhất có thái độ đạt 9.7% và năm thứ cuối 2.2%. Ngành Điều dưỡng có kiến thức đạt về sức khỏe sinh sản cao nhất 8.6%), ngành Xét nghiệm (3.2%). Kết luận: Kiến thức và thái độ của sinh viên về chăm sóc sức khỏe sinh sản của năm nhất và năm cuối chiếm tỉ lệ chưa cao có sự chênh lệch ở các cấp học và ngành học

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2022), Tỷ lệ nạo phá thai vị thành niên tại Việt Nam.
2. Nguyễn Mạnh Tuân và Nguyễn Bạch Ngọc (2016), “Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của sinh viên ngành Điều dưỡng, Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên năm 2016”, Tạp chí Y học Việt Nam,Tập 452, tr 130 – 143.
3. Ngô Lan Vi (2014), “Nghiên cứu kiến thức thái độ thực hành về SKSS của sinh viên nữ từ 18 – 24 tuổi tại Trường Đại học Tây Đô năm 2014, Luận văn thạc sỹ Y học”, Đại học Y dược Cần Thơ
4. Phạm Thị Tâm (2017), “Kiến thức thái độ thực hành về sức khỏe sinh sản của sinh viên tại trường Đại học Thăng Long và một số yếu tố liên quan”, Y học dự phòng, tập 29 số 1, 2019. Tr 95 - 101
5. Trung tâm nghiên cứu thông tin và tư liệu dân số (2003), “Vị thành niên và thanh niên Việt Nam”, Hà Nội, Tr 22 – 35
6. Đào Trọng Hùng (2005), “Giáo dục giới tính cho học sinh tuổi vị thành niên là hết sức cần thiết”, Tạp chí Thế giới mới, (638), tr. 4-8.