ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN HẠ NATRI MÁU TẠI KHOA NỘI TIẾT - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Đức Thắng1,, Nguyễn Quang Bảy 1,2, Lê Quang Toàn3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân hạ Natri máu điều trị nội trú tại khoa Nội tiết- Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 50 bệnh nhân có Natri máu giảm < 135 mmol/L được điều trị tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2023 đến 7/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 65,86 ± 12,71, nhóm tuổi hay gặp nhất là trên 60, tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ là 1,4:1. 42% bệnh nhân có hạ Natri máu cấp tính và 58% có hạ Natri máu mạn tính. Nồng độ Natri lúc vào viện trung bình là 121.38 ± 9.07, 40% bệnh nhân có hạ Natri máu nặng < 120 mmol/L, bệnh nhân có nồng độ Natri từ 120-129 mmol/L và ≥ 130 mmol/L lần lượt chiếm 36% và 24%. Tỉ lệ bệnh nhân hạ natri máu không có triệu chứng là 46%, chủ yếu thuộc nhóm hạ Natri máu nhẹ; triệu chứng hay gặp nhất là đau đầu với 46%, thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân hạ Natri máu cấp tính, mức độ trung bình đến nặng. Sau 24 giờ điều trị thì nồng độ Natri trung bình là 126.36 ± 6.78 mmol/L và 16% bệnh nhân có Natri máu vẫn < 120 mmol/L. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân hạ Natri máu rất đa dạng và không đặc hiệu, phụ thuộc nhiều vào mức độ và tốc độ hạ Natri máu cũng như nguyên nhân gây hạ Natri và các bệnh đồng mắc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Waikar SS, Mount DB, Curhan GC. Mortality after hospitalization with mild, moderate, and severe hyponatremia. Am J Med. 2009;122(9):857-865.
2. Rondon H, Badireddy M. Hyponatremia. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2022. Accessed September 4, 2022. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470386/
3. Phan Thanh Toàn (2018). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tử vong ở bệnh nhân hạ Natri máu tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy.
4. Trần Thị Thu Hương (2006). Bước đầu nghiên cứu tình trạng hạ Natri máu trên bệnh nhân viêm não ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương.
5. Đặng Học Lâm (2009). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ Natri máu ở bệnh nhân TBMN cấp, điều trị tại BV Bạch Mai, khoa cấp cứu- hồi sức từ 2005-2009.
6. Padhi R, Panda BN, Jagati S, Patra SC. Hyponatremia in critically ill patients. Indian J Crit Care Med. 2014;18(2):83-87.
7. Fenske W, Maier SKG, Blechschmidt A, Allolio B, Störk S. Utility and limitations of the traditional diagnostic approach to hyponatremia: a diagnostic study. Am J Med. 2010;123(7):652-657.
8. Pillai KS, Trivedi TH, Moulick ND. Hyponatremia in ICU. J Assoc Physicians India. 2018;66(5):48-52.