ĐẶC ĐIỂM SARCOPENIA Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Trần Thị Hương 1, Phạm Hoài Thu 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sarcopenia (thiểu cơ) là bệnh lý có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng chi phí y tế, tăng tỷ lệ tàn tật và tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm Sarcopenia và khảo sát một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân VKDT tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 41 bệnh nhân VKDT điều trị ngoại trú từ tháng 1/2023 đến tháng 7/2023. Chẩn đoán Sarcopenia dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á 2019 (AWGS 2019) và VKDT theo tiêu chuẩn EULAR 2010. Kết quả: Tỷ lệ của Sarcopenia ở bệnh nhân VKDT là 48,8%, trong đó Sarcopenia thể nặng là 12,2%. Tỷ lệ Sarcopenia ở nhóm bệnh nhân có mức độ hoạt động bệnh trung bình tính theo thang điểm DAS28-CRP chiếm tỷ lệ cao nhất 60%. Mức độ hoạt động bệnh , tình trạng dinh dưỡng, trình độ học vấn có mối liên hệ chặt chẽ với Sarcopenia với p <0,05. Chưa thấy có mối liên quan giữa các yếu tố như tuổi, giới, BMI, nơi ở, tình trạng loãng xương, thuốc DMARDs với Sarcopenia ở bệnh nhân VKDT. Kết luận: Tỷ lệ Sarcopenia ở bệnh nhân VKDT điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội cao, đặc biệt ở những bệnh nhân có mức độ hoạt động bệnh mạnh, có tình trạng suy dinh dưỡng và trình độ học vấn thấp. Chính vì thế, việc sàng lọc và phát hiện sớm Sarcopenia trên bệnh nhân VKDT là thực sự cần thiết,giúp nhanh chóng kiểm soát và đạt được hiệu quả điều trị một cách toàn diện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Makizako H, Nakai Y, Tomioka K, Taniguchi Y. Prevalence of Sarcopenia defined using the Asia Working Group for Sarcopenia criteria in Japanese community-dwelling older adults: A systematic review and meta-analysis. Phys Ther Res. 2019;22(2): 53-57. doi:10.1298/ ptr.R0005
2. Shafiee G, Keshtkar A, Soltani A, Ahadi Z, Larijani B, Heshmat R. Prevalence of Sarcopenia in the world: a systematic review and meta- analysis of general population studies. J Diabetes Metab Disord. 2017;16:21. doi:10.1186/ s40200-017-0302-x
3. Thư viện Đại Học Y. Accessed September 23, 2022. http://thuvien.hmu.edu.vn/pages/cms/ FullBookReader.aspx?Url=/pages/cms/TempDir/books/b80332b1-2260-485b-bc4e-952509fa2b54/ 2020/11/09/201904021543-13362f6e-a1e8-43a0-b8cb-0c7e3ac2572f/FullPreview& TotalPage=17&ext=jpg#page/2/mode/2up
4. Ngeuleu A, Allali F, Medrare L, Madhi A, Rkain H, Hajjaj-Hassouni N. Sarcopenia in rheumatoid arthritis: prevalence, influence of disease activity and associated factors. Rheumatol Int. 2017;37(6):1015-1020. doi:10.1007/s00296-017-3665-x
5. Gatt I, Smith-Moore S, Steggles C, Loosemore M. The Takei Handheld Dynamometer: An Effective Clinical Outcome Measure Tool for Hand and Wrist Function in Boxing. Hand (N Y). 2018;13(3):319-324. doi:10.1177/1558944717707831
6. Chen LK, Woo J, Assantachai P, et al. Asian Working Group for Sarcopenia: 2019 Consensus Update on Sarcopenia Diagnosis and Treatment. J Am Med Dir Assoc. 2020;21(3):300-307.e2. doi:10.1016/j.jamda.2019.12.012
7. Huhmann MB, Perez V, Alexander DD, Thomas DR. A self-completed nutrition screening tool for community-dwelling older adults with high reliability: a comparison study. J Nutr Health Aging. 2013;17(4):339-344. doi:10.1007/s12603-013-0015-x
8. Torii M, Hashimoto M, Hanai A, et al. Prevalence and factors associated with Sarcopenia in patients with rheumatoid arthritis. Mod Rheumatol. 2019;29(4): 589-595. doi: 10.1080/ 14397595.2018.1510565
9. Brennan FM, McInnes IB. Evidence that cytokines play a role in rheumatoid arthritis. J Clin Invest. 2008; 118(11): 3537-3545. doi: 10.1172/JCI36389
10. Bertelle D, Bixio R, Bertoldo E, et al. Pos0629 Prevalence and Factors Associated with Sarcopenia in Patients with Rheumatoid Arthritis. Annals of the Rheumatic Diseases. 2022;81(Suppl 1): 583-583. doi: 10.1136/ annrheumdis-2022-eular.4552