THÁI ĐỘ CỦA VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VỀ VIỆC TIÊM CHỦNG VACCINE COVID-19

Phạm Thị Ngọc Nga1, Cao Thị Tài Nguyên1, Đoàn Thị Thùy Trân1, Trịnh Minh Thiết1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, trong đợt bùng phát dịch COVID-19 từ tháng 4/2021 đến cuối năm 2021, tiêm vaccine an toàn và hiệu quả là cách duy nhất để giảm tỷ lệ tử vong và làm chậm tình trạng đại dịch này. Mục tiêu: Khảo sát thái độ về việc tiêm vaccine của viên chức và người lao động đang công tác tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT) từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 422 viên chức và người lao động đang công tác Trường ĐHYDCT. Kết quả: có 226/422 (53,6%) đối tượng tham gia khảo sát có lo lắng về việc tiêm chủng COVID-19. Đặc điểm giới tính và chuyên môn có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến lo lắng về việc tiêm chủng COVID-19 lần lượt với p = 0,036 và p = 0,018. Nguyên nhân lo lắng hàng đầu về việc tiêm chủng COVID-19 là từ các tin tức trên truyền thông chiếm 73,8% và có 48,4% nghi ngờ cá nhân không có hiệu quả và an toàn khi tiêm. Ngoài ra có đến 88,6% đối tượng cho rằng vaccine COVID-19 an toàn và có một số tác dụng phụ và có 55,6% viên chức, người lao động tham gia khảo sát tin rằng vaccine COVID-19 có thể bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm COVID-19. Kết luận: Thái độ lo lắng về việc tiêm chủng COVID-19 còn khá cao (53,6%), các hoạt động truyền thông cần nên thực hiện để nâng cao hơn nữa thái độ tích cực cũng như niềm tin vào tiêm chủng vaccine COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế, Cổng thông tin của Bộ Y Tế về đại dịch Covid-19, https://covid19.gov.vn/.
2. Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Hải Hà (2021), Ảnh hưởng dịch COVID-19 đến sức khỏe nhân viên Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường – Bộ Y tế.
3. Abdelhafiz, A. S., Mohammed, Z., Ibrahim, M. E., Ziady, H. H., Alorabi, M., Ayyad, M., & Sultan, E. A. (2020). Knowledge, perceptions, and attitude of Egyptians towards the novel coronavirus disease (COVID-19). Journal of community health, 45(5), 881-890.
4. Bhartiya, S., Kumar, N., Singh, T., Murugan, S., Rajavel, S., & Wadhwani, M. (2021). Knowledge, attitude and practice towards COVID-19 vaccination acceptance in West India. Int J Community Med Public Health, 8(3), 1170-1176.
5. Kozak, A., & Nienhaus, A. (2021). COVID-19 vaccination: Status and willingness to be vaccinated among employees in health and welfare care in Germany. International Journal of Environmental Research and Public Health, 18(13), 6688.
6. Samanta, S., Banerjee, J., Kar, S. S., Ali, K. M., Giri, B., Pal, A., & Dash, S. K. (2022). Awareness, knowledge and acceptance of COVID-19 vaccine among the people of West Bengal, India: a web-based survey. Vacunas.
7. Tran B.X, Nguyen H.T., Le H.T., et al. (2020), Impact of COVID-19 on Economic Well-Being and Quality of Life of the Vietnamese During the National Social Distancing. Front Psychol; 11: 565153.