NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BASEDOW TÁI PHÁT SAU ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA

Đặng Phương Anh1,, Lê Bá Ngọc1, Nguyễn Khoa Diệu Vân1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tái phát ở bệnh Basedow sau điều trị nội khoa. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên nhóm bệnh nhân Basedow đã điều trị đủ phác đồ, được bác sỹ chỉ định dừng thuốc và tái phát sau đó, đến khám tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 40,3 ± 12,025 tuổi. Tỷ lệ nữ: nam ở nhóm bệnh nhân tái phát là 4,5:1. Thời gian mắc bệnh trung bình là 79,27 ± 49,2 tháng, thời gian điều trị trung bình là 24,51± 7,06 tháng, thời gian tái phát trung bình là 20,61 ± 17,92 tháng. Triệu chứng lâm sàng của nhóm bệnh nhân tái phát bệnh giống với các bệnh nhân Basedow mới phát hiện. Thể tích tuyến giáp trung bình của nhóm bệnh nhân tái phát là 41,55 ± 24,34, nồng độ TRAb trung bình là 11,23±5,92 cao hơn nhóm chứng. Các bệnh nhân tái phát có tỷ lệ hút thuốc (69,7%), stress (75,8%)hoặc sử dụng thuốc hay thức ăn có chứa nhiều iode (18,2%) cao hơn, tỷ lệ tuân thủ điều trị thấp hơn nhóm chứng. Kết luận: Basedow tái phát có liên quan đến giới tính, độ tuổi và một số yếu tố liên quan đến tái phát bệnh: Tuân thủ điều trị, hút thuốc lá, stress, sử dụng thực phẩm hoặc thuốc chứa nhiều iod.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Thái Hồng Quang, Bệnh nội tiết. NXB Y Học; 2011.
2. Liu L, Lu H, Liu Y, Liu C, Xun C. Predicting relapse of Graves' disease following treatment with antithyroid drugs. Exp Ther Med. 2016;11(4): 1453-1458.
3. B Q, Oe J, K M. [Problems and new developments in the management of Graves’ disease: medical therapy]. Z Arztl Fortbild Qualitatssich. 2004;98 Suppl 5:37-44
4. Lê Tuyết Hoa. Đặc Điểm Người Bệnh Basedow Tái Phát.Kỷ yếu Đại hội Nội tiết - Đái tháo đường -RLCH toàn quốc lần thứ IX, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch; 2018.
5. Bai Y, editor. Thyroid disease: Basic and Clinic. Beijing Scientific and Technological Literature Publishing House; Beijing: 2003. Hyperthyroidism; pp. 244–278. 1st.
6. Diagne N, Faye A, Ndao AC, et al. Aspects épidémiologique, clinique, thérapeutique et évolutif de la maladie de Basedow en Médecine Interne au CHU Ledantec Dakar (Sénégal). Pan Afr Med J. 2016;25.
7. Struja T, Fehlberg H, Kutz A, et al. Can we predict relapse in Graves’ disease? Results from a systematic review and meta-analysis.Eur J Endocrinol. 2017;176(1):87-97.
8. Solomon BL, Evaul JE, Burman KD, Wartofsky L. Remission rates with antithyroid drug therapy: continuing influence of iodine intake?. Ann Intern Med. 1987;107(4):510-512.
9. Vita R, Lapa D, Trimarchi F, Benvenga S. Stress triggers the onset and the recurrences of hyperthyroidism in patients with Graves' disease. Endocrine. 2015;48(1):254-263.