CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM TÁI DIỄN

Vũ Văn Hoài 1,2,, Nguyễn Văn Tuấn 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn cương dương ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị ngoại trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 103 người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị ngoại trú tại Phòng khám chuyên khoa Tâm thần– Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2022 đến tháng 08/2023. Kết quả: Có 57,3% người bệnh có rối loạn cương dương. Có mối liên quan giữa rối loạn cương dương với tuổi (OR logistic = 2,83; 1,83 – 4,39), trình độ học vấn (OR = 4,17; 1,79 – 9,72), tình trạng hôn nhân (OR = 3,72; 1,51 – 9,2), số lần quan hệ tình dục (OR = 4,77; 1,84 – 12,42), thủ dâm (OR = 2,69; 1,18 – 6,13), thời gian diễn biến trầm cảm (OR = 6,32; 2,64 – 15,14) và sử dụng SSRIs (OR = 2,59; 1,00 – 6,72); không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố tôn giáo, khu vực sống, tuổi quan hệ tình dục, số đối tác tình dục, số đợt trầm cảm trước với rối loạn cương dương. Kết luận: Có mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số lần quan hệ tình dục, thủ dâm, thời gian diễn biến trầm cảm và sử dụng SSRIs với rối loạn cương dương ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị ngoại trú. Không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố tôn giáo, khu vực sống, tuổi quan hệ tình dục, số đối tác tình dục, số đợt trầm cảm trước với rối loạn cương dương ở nhóm người bệnh này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nimesh S, Tomar R, Kumar M, et al. Erectile Dysfunction: An Update. Adv Med Dent Health Sci. 2019;2(1):4-7.
2. Shiri R, Koskimäki J, Tammela TLJ, et al. Bidirectional relationship between depression and erectile dysfunction. J Urol. 2007;177(2):669-673. doi:10.1016/j.juro.2006.09.030
3. Liu Q, Zhang Y, Wang J, et al. Erectile Dysfunction and Depression: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Sex Med. 2018;15(8):1073-1082. doi:10.1016/j.jsxm.2018.05.016
4. Qin Z, Tian B, Wang X, et al. Impact of frequency of intercourse on erectile dysfunction: a cross-sectional study in Wuhan, China. J Huazhong Univ Sci Technol Med Sci Hua Zhong Ke Ji Xue Xue Bao Yi Xue Ying Wen Ban Huazhong Keji Daxue Xuebao Yixue Yingdewen Ban. 2012; 32(3): 396-399. doi: 10.1007/ s11596-012-0068-9
5. Selvin E, Burnett AL, Platz EA. Prevalence and Risk Factors for Erectile Dysfunction in the US. Am J Med. 2007;120(2): 151-157. doi: 10.1016/ j.amjmed.2006.06.010
6. Jing E, Straw-Wilson K. Sexual dysfunction in selective serotonin reuptake inhibitors (SSRIs) and potential solutions: A narrative literature review. Ment Health Clin. 2016;6(4):191-196. doi:10.9740/mhc.2016.07.191
7. Mulhall JP, Luo X, Zou KH, et al. Relationship between age and erectile dysfunction diagnosis or treatment using real-world observational data in the United States. Int J Clin Pract. 2016;70(12):1012-1018. doi:10.1111/ijcp.12908
8. Pellegrino F, Sjoberg DD, Tin AL, et al. Relationship Between Age, Comorbidity, and the Prevalence of Erectile Dysfunction. Eur Urol Focus. 2023;9(1):162-167. doi:10.1016/j.euf.2022.08006