THỰC TRẠNG LO LẮNG, TRẦM CẢM, STRESS Ở NHÂN VIÊN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2022 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng lo lắng, trầm cảm, stress ở nhân viên chăm sóc răng miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương (Hà Nội) năm 2022 - 2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 251 nhân viên chăm sóc răng miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Thời gian thực hiện từ tháng 5/2022 đến 7/2023. Kết quả: Nhân viên chăm sóc răng miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội có độ tuổi trung bình là 35,6 ± 7,7 (trẻ nhất là 22 tuổi, lớn tuổi nhất là 58 tuổi). Các nhân viên có biểu hiện lo lắng, stress, trầm cảm chiếm tỷ lệ lần lượt là: 23,1%; 12,4%; 16,7% với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, vừa, nặng, rất nặng. Nhân viên có duy nhất một biểu hiện hoặc trầm cảm hoặc lo lắng hoặc stress chiếm 11,6%, có hai biểu hiện chiếm 7,2% và những nhân viên có cả ba biểu hiện lo lắng, trầm cảm, stress là 8,8% Kết luận: Nhân viên chăm sóc răng miệng tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội có tỷ lệ bị lo lắng, trầm cảm, stress ở mức cao.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Lam Ngọc, Nguyễn Phương Toại, Nguyễn Thành Tấn và cộng sự (2022). Stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022. Tạp chí Y dược học Cần Thơ(51), 169-177.
3. Pappa S, Ntella V, Giannakas T et al (2020). Prevalence of depression, anxiety, and insomnia among healthcare workers during the COVID-19 pandemic: A systematic review and meta-analysis. Brain Behav Immun, 88, 901-907.
4. Salehiniya H, Abbaszadeh H (2021). Prevalence of corona-associated anxiety and mental health disorder among dentists during the COVID-19 pandemic. Neuropsychopharmacol Rep, 41(2), 223 - 229.
5. Lưu Thị Liên (2019). Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Y Phương, Nguyễn Phương Toại, Lê Minh Hữu và cộng sự (2020). Trầm cảm, lo âu, stress ở nhân viên tế tỉnh Kiên Giang năm 2019. Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 32/2020, tr. 140 - 146.
7. Mohamed Asif S, Ibrahim Assiri K, Mohammed Al Muburak H et al (2022). Anxiety and Depression Among Dentists in the Kingdom of Saudi Arabia. Risk Manag Healthc Policy, 15, 497-507.
8. Nguyễn Minh Quân (2021). Tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bệnh viện thành phố Thủ Đức.
9. Bùi Thanh Thúy, Trần Thị Len, Nguyễn Kim Thư và cộng sự (2021). Một số yếu tố liên quan tới trầm cảm của nhân viên bệnh viện trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 145(9), 69-76.