SARCOPENIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG

Dương Thị Giang 1, Phạm Hoài Thu 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sarcopenia là tình trạng đặc trưng bởi sự mất dần khối lượng và chức năng cơ, gây ra nhiều bất lợi về sức khỏe, giảm khả năng hoạt động hàng ngày, tăng tỉ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm Sarcopenia và nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện E và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 36 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE – Systemic Lupus erythematosus) điều trị tại Bệnh viện E và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023. Chẩn đoán Sarcopenia dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á 2019 (AWGS 2019). Kết quả: Tỷ lệ Sarcopenia ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống là 19,44%, trong đó Sarcopenia thể nặng chiếm 5,55 % số bệnh nhân SLE. Tỷ lệ Sarcopenia ở nhóm SLE có mức độ hoạt động bệnh mạnh chiếm tỷ lệ cao nhất 42,9% (p = 0,026). Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ Sarcopenia có liên quan đến các yếu tố như chỉ số BMI, tình trạng dinh dưỡng, mức độ hoạt động thể lực, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ Sarcopenia ở bệnh nhân SLE điều trị tại Bệnh viện E và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đáng kể, đặc biệt ở những bệnh nhân có mức độ hoạt động bệnh mạnh, thể trạng gầy, có tình trạng suy dinh dưỡng và giảm hoạt động thể lực. Bởi vậy vấn đề sàng lọc sớm và thường quy Sarcopenia trên bệnh nhân SLE là rất cần thiết, sẽ giúp cho việc đạt được hiệu quả điều trị một cách toàn diện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anker SD, Morley JE, von Haehling S. Welcome to the ICD-10 code for sarcopenia. J Cachexia Sarcopenia Muscle. 2016;7(5):512-514. doi:10.1002/jcsm.12147
2. Landi F, Liperoti R, Russo A, et al. Sarcopenia as a risk factor for falls in elderly individuals: results from the ilSIRENTE study. Clin Nutr. 2012; 31(5): 652-658. doi: 10.1016/ j.clnu. 2012.02.007
3. Santos MJ, Vinagre F, Canas da Silva J, Gil V, Fonseca JE. Body composition phenotypes in systemic lupus erythematosus and rheumatoid arthritis: a comparative study of Caucasian female patients. Clin Exp Rheumatol. 2011;29(3):470-476.
4. Joseph Abiodun Balogun. Intratester reliability and validity on the Takei Kigi Kogyo Hand Grip Dynamometer. Published 1991. Accessed September 6, 2023. https://scholar.google.com/ scholar_lookup?journal=J+Phys+Ther+Sci&title=Intratester+reliability+and+validity+of+the+Takei+Kiki+Kogyo+hand+grip+dynamometer&author=J+Balogun&author=A+Onigbinde&volume=3&publication_year=1991&pages=55-60&
5. Vitale G, Cesari M, Mari D. Aging of the endocrine system and its potential impact on sarcopenia. Eur J Intern Med. 2016;35:10-15. doi:10.1016/j.ejim.2016.07.017
6. Andrews JS, Trupin L, Schmajuk G, et al. Muscle Strength Predicts Changes in Physical Function in Women with Systemic Lupus Erythematosus. Arthritis Care Res (Hoboken). 2015;67(8):1070-1077. doi:10.1002/acr.22560
7. Shokri-Mashhadi N, Moradi S, Heidari Z, Saadat S. Association of circulating C-reactive protein and high-sensitivity C-reactive protein with components of sarcopenia: A systematic review and meta-analysis of observational studies. Exp Gerontol. 2021;150:111330. doi:10.1016/j.exger. 2021.111330
8. Isho Gorial F, Mahmood Z, Obaidi S. Body Composition in Iraqi Women With Systemic Lupus Erythematosus. Global Journal of Health Science. 2018;11:63. doi:10.5539/gjhs.v11n1p63
9. Cederholm T, Bosaeus I, Barazzoni R, et al. Diagnostic criteria for malnutrition – An ESPEN Consensus Statement. Clinical Nutrition. 2015; 34(3): 335-340. doi: 10.1016/ j.clnu.2015. 03.001
10. Nguyễn Ngọc Tâm. Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc Sarcopenia ở người bệnh cao tuổi. Luận án tiến sỹ Y học. Published online 2020.