MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG ĐIỂM VẬN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG CHẬM LÀM TRỐNG DẠ DÀY TRONG BỆNH PARKINSON

Thanh Hùng Trần 1,, Anh Nhị Vũ 1, Xuân Cảnh Nguyễn 2
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp đứng hàng thứ hai sau bệnh Alzheimer. Chẩn đoán chậm làm trống dạ dày có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân bệnh Parkinson. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát mối liên quan giữa thang điểm vận động và tình trạng chậm làm trống dạ dày trong bệnh Parkinson. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và ký đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được đánh giá thang điểm vận động và được thực hiện xạ hình làm trống dạ dày với thức ăn đặc để đánh giá tình trạng chậm làm trống dạ dày. Số liệu được xử lý bằng phần mềm R phiên bản 4.0.3. Kết quả: Nghiên cứu gồm 72 bệnh nhân Parkinson trong đó nữ giới chiếm 73,6%. Tỉ lệ chậm làm trống dạ dày trên xạ hình là 45,8%. Điểm số triệu chứng chậm vận động toàn thân, tăng trương lực cơ ngoại tháp, thay đổi tư thế đứng càng cao thì càng có nguy cơ chậm làm trống dạ dày, ngược lại điểm số triệu chứng run tay tư thế càng cao thì càng ít có nguy cơ chậm làm trống dạ dày, kiểm định Kruskall-Wallis, p tương ứng là: 0,007; 0,041; 0,002; 0,027. Kết luận: cần nhận biết các kiểu hình lâm sàng khác nhau của bệnh Parkinson, từ đó tiến hành khảo sát tình trạng chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Djaldetti, R., Baron, J., Ziv, I. et al (1996), “Gastric emptying in Parkinson's disease: patients with and without response fluctuations”, Neurology, 46(4), pp. 1051-1054.
2. Goetz, C. G. et al. (2007). Movement Disorder Society-sponsored revision of the Unified Parkinson’s Disease Rating Scale (MDS-UPDRS): process, format, and clinimetric testing plan. Mov. Disord. 22, pp. 41–47
3. Goetze O., Nikodem A.B., Wiezcorek J. et al. (2006) “Predictors of gastric emptying in Parkinson's disease”, Neurogastroenterol Motil, 18(5), pp. 69-375.
4. Hardoff, R., Sula, M., Tamir, A. et al. (2001) “Gastric emptying time and gastric motility in patients with Parkinson's disease”, Mov Disord, 16(6), pp. 1041-1047.
5. Marras, C., Chaudhuri, K. R. (2016). Non-motor features of Parkinson's disease subtypes. Mov. Disord. 31, pp. 1095–1102.
6. Paulus, W, Jellinger, K. (1991). The neuropathologic basis of different clinical subgroups of Parkinson’s disease. J. Neuropathol. Exp. Neurol., 50, pp. 743-755
7. Pfeiffer, R.F. (2018). Gastrointestinal Dysfunction in Parkinson's Disease. Curr Treat Options Neurol. 25;20(12):54.