PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT TỔN THƯƠNG RĂNG BẰNG CHỈ THỊ MÀU Ở RĂNG CÓ PHỤC HỒI BẰNG COMPOSITE : BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP

Nguyễn Huyền Khuê 1,, Phùng Hữu Đại2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô
2 Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh: Hở rìa miếng trám, sâu răng tái phát ở răng có phục hồi bằng composite là một quá trình phức tạp, khi trùng hợp composite bị co lại tạo ra khe hở, quá trình co lại vẫn tiếp diễn sau khi trám rất lâu. Bề mặt dán còn ẩm, trải qua tiếp xúc nóng lạnh trong miệng là những nguyên nhân dẫn tới. Phương pháp nhuộn màu tổ chức men răng, ngà răng nhiễm khuẩn hoặc cấu trúc ngà răng yếu giúp cho việc đánh giá, kiểm soát hở rìa miếng trám, phát hiện tổ chức yếu, ngà nhiễm khuẩn cần được loại bỏ. Mục đích: Báo cáo kết quả phát hiện hở rìa kẽ răng, sâu răng tái phát, tổ chức men ngà yêu bằng chất chỉ thị màu đem lại phục hồi tổ chức răng ổn định. Phương pháp: Chúng tôi báo cáo về một trường hợp bệnh nhân nữ 34 tuổi người Việt Nam đến khám vì răng có miếng trám composite cách đây 3 năm ê buốt khi uống nước lạnh, khi ăn nhai. Có mảng màu đen bám quanh rìa tiếp xúc miếng trám composite và men răng. Phương pháp loại bỏ sâu răng tái phát, phát hiện khe hở rìa miếng trám với chất chỉ thị màu để loại bỏ hoàn toàn tổ chức răng yếu, phục hồi được tổn thương răng tốt nhất. Kết quả: Bệnh nhân sau khi được kiểm soát tổn thương bằng chất chỉ thị màu được phục hồi tổ chức bằng composite đã loại bỏ hoàn toàn triệu chứng ê buốt khi uống nước lạnh và ăn nhai. Kết luận: Phương pháp nhuộm màu tổn thương men răng, ngà răng, hở rìa miếng trám composite giúp phát hiện tổn thương mà mắt thường không thể nhận diện được. Đảm bảo việc loại bỏ tổ chức men răng, ngà răng yếu được kiểm soát từ đó việc kết nối, phục hồi tổ chức cứng bằng composite đảm bảo lâu dài, không có hiện tượng hở rìa miếng trám composite khiến bệnh nhân có triệu chứng ê buốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Management of shrinkage stresses in direct restorative light-cured composites: a review - PubMed. Accessed August 22, 2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24148979/
2. Runnacles P, Correr GM, Baratto Filho F, Gonzaga CC, Furuse AY. Degree of conversion of a resin cement light-cured through ceramic veneers of different thicknesses and types. Braz Dent J. 2014; 25(1):38-42. doi:10.1590/0103-6440201302200
3. Gacci O. Principles of Polymerization. 3rd edition. Wiley-Interscience; 1991.
4. (PDF) Resin based restorative dental materials: characteristics and future perspectives | Bhuvnesh Bhardwaj - Academia.edu. Accessed August 22, 2023. https://www.academia.edu/77376895/Resin_based_restorative_dental_materials_characteristics_and_future_perspectives
5. Soares CJ, Faria-E-Silva AL, Rodrigues M de P, et al. Polymerization shrinkage stress of composite resins and resin cements - What do we need to know? Braz Oral Res. 2017;31(suppl 1):e62. doi:10.1590/1807-3107BOR-2017.vol31.0062
6. Javaheri M, Maleki-Kambakhsh S, Etemad-Moghadam Sh. Efficacy of Two Caries Detector Dyes in the Diagnosis of Dental Caries. J Dent Tehran Iran. 2010;7(2):71-76.
7. 8.T. V. Trường, T. Đ. Hải, J. Spencer và cộng sự (2002), Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam 1999-2000, Tạp chí Y học Việt Nam, 240, tr.24- 28.
8. Coelho A, Amaro I, Rascão B, et al. Effect of Cavity Disinfectants on Dentin Bond Strength and Clinical Success of Composite Restorations-A Systematic Review of In Vitro, In Situ and Clinical Studies. Int J Mol Sci. 2020;22(1):353. doi:10.3390/ijms22010353