KIẾN THỨC VỀ TIÊU CHẢY CẤP CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN VINMEC TIMES CITY NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức về tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại bệnh viện Vinmec Times City năm 2023 và phân tích một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về tiêu chảy cấp là 33,2%; trong đó tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa tiêu chảy cấp chiếm 61,1%, kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh chiếm 65,4%, kiến thức đúng về dấu hiệu mất nước chiếm 61,5%, kiến thức đúng về dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chiếm 64,1%, kiến thức đúng về phòng bệnh đạt 45,2%, kiến thức đúng về sử dụng Oresol bù điện giải cho trẻ đạt 53,2%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chung của bà mẹ về tiêu chảy cấp với một số yếu tố như: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, trình độ học vấn, và nơi ở. Kết luận: Cần triển khai nghiên cứu tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng kiến thức về tiêu chảy cấp của bà mẹ có con dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan khác như nguồn thông tin tiếp cận, thứ tự sinh của trẻ, tình trạng sức khoẻ của con, số lần bị tiêu chảy cấp của con,…
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đức Hùng (2020). “Thực trạng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức, thực hành của bà mẹ tại bệnh viện Nhi Hải Dương năm 2020”. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
3. Phan Hoàng Thùy Linh (2018). “Kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng năm 2017”. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 1: tr. 44-50
4. Lưu Thị Mỹ Thục, Trương Thị Phượng, Phạm Thu Hiền (2017). “Kiến thức về tiêu chảy cấp của các bà mẹ có con tiêu chảy cấp điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”. Tạp chí y học dự phòng. 28: tr. 35-41
5. A. M. Ayalew et al (2018). “Assessment of Diarrhea and Its Associated Factors in Under-Five Children among Open Defecation and Open Defecation-Free Rural Settings of Dangla District, Northwest Ethiopia”. J Environ Public Health. 2018: tr. 4271915
6. S. Masangwi và các cộng sự (2016). “Care-Seeking for Diarrhoea in Southern Malawi: Attitudes, Practices and Implications for Diarrhoea Control, 2016”. Int J Environ Res Public Health. 13(11).
7. WHO (2018). Acute diarrhoeal diseases in complex emergencies: critical steps.
8. Zenebe G. A. et al (2022). Level of Mothers/Caregivers; Healthcare-Seeking Behavior for Child’s Diarrhea, Fever, and Respiratory Tract Infections and Associated Factors in Ethiopia: A Systematic Review and Meta-Analysis" Biomed Res Int. 2022, pp. 4053085.