CĂNG THẲNG VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe cho đối tượng nhân viên y tế tại bệnh viện là vấn đề cần quan tâm, trong đó việc đánh giá thực trạng căng thẳng và chiến lược ứng phó với căng thẳng cho đối tượng này cần được thực hiện. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên nhân viên y tế tại Bệnh Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 02/2023 đến 07/2023, nhằm xác định tỉ lệ căng thẳng bằng thang đo Perceived Stress Scale và chiến lược ứng phó với căng thẳng bằng thang Brief-COPE. Kết quả: Kết quả phân tích trên 493 nhân viên y tế với tỉ lệ căng thẳng là 21,7%, trong đó bác sĩ (12,7%); dược sĩ/ điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh (26,1%) và nhân viên hành chính (18,5%). Phân tích chiến lược ứng phó với căng thẳng trên 107 nhân viên có tình trạng căng thẳng cho thấy chiến lược được sử dụng nhiều nhất là ứng phó tập trung vào cảm xúc (điểm 2,93 ± 0,41); chiến lược ứng phó sử dụng thấp nhất là ứng phó kiểu né tránh (điểm 2,47 ± 0,42). Các yếu tố liên quan đến căng thẳng bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng hôn nhân, tình trạng có con, quá tải công việc, sự thiếu hụt nhân sự và cấp trên hỗ trợ trong công việc. Kết luận: Tỉ lệ căng thẳng ở nhân viên y tế ở mức trung bình, và đa số sử dụng chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc. Qua đó nên có nhiều chương trình hỗ trợ cho đối tượng điều dưỡng và nhân viên hành chính, nhất là những người có độ tuổi dưới 30 tuổi.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. WHO. Mental health in Viet Nam 2021 [Available from: https://www.who.int/vietnam/health-topics/mental-health
3. Chudzicka-Czupala A, Stasila-Sieradzka M, Rachwaniec-Szczecinska Z, Grabowski D. The severity of work-related stress and an assessment of the areas of worklife in the service sector. Int J Occup Med Environ Health. 2019;32(4):569-84.
4. Nguyen TK, Tran NK, Bui TT, Tran LT, Tran NT, Do MT, et al. Mental Health Problems Among Front-Line Healthcare Workers Caring for COVID-19 Patients in Vietnam: A Mixed Methods Study. Front Psychol. 2022;13:858677.
5. Hồ Thị Thu Hương, Trần Kim Trang. Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2017;21(2):223-9.
6. Trịnh Xuân Quang, Tạ Văn Trầm. Tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2018;22(6):52-7.
7. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh. Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2008;12(4):1-7.
8. Nguyễn Mạnh Tuân, Đàm Thị Tám Hương, Đặng Quang Hiếu và cộng sự. Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế bệnh viện Trưng Vương năm 2018. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2018;6(22):71.