ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LASER HE-NE CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG SAU PHẪU THUẬT CỘT SỐNG VÙNG THẮT LƯNG

Vũ Hồng Vân 1, Nguyễn Thị Hồng Hậu1, Phạm Đình Thọ1, Nguyễn Ngọc Quyền 1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của laser He-Ne công suất thấp trong điều trị vết thương sau phẫu thuật cột sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc tiến hành trên 150 bệnh nhân phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng sử dụng kháng sinh dự phòng trong 24 giờ đầu sau mổ được chiếu tia laser He-Ne từ ngày thứ 1 sau phẫu thuật đến khi ra viện. Mức độ đau vết mổ theo thang điểm VAS được đánh giá tại thời điểm trước và sau chiếu tia laser trong ngày thứ nhất, mức độ hài lòng của bệnh nhân theo thang điểm 5 của Liker được đánh giá trước khi ra viện, tình trạng vết mổ được đánh giá tại thời điểm ra viện và theo dõi đến 3 tháng sau mổ. Kết quả: Điểm VAS đau vết mổ trước chiếu là 6,0 ± 1,1 giảm xuống còn 2,7 ± 0,9 sau khi chiếu tia laser He-Ne; 100% liền sẹo kỳ đầu và không bị nhiễm khuẩn vết mổ; độ hài lòng của bệnh nhân là 4,4 ± 0,5 theo thang điểm 5 của Linker. Kết luận: Laser He-Ne có tác dụng làm giảm đau vết mổ, phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ và tăng sự hài lòng của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012) ‘Hướng Dẫn Phòng Ngừa Nhiễm Khuẩn Vết Mổ’.
2. Habibi, Z., saedinejad, Z. and Eilami, O. (2014) ‘Single Dose Antibiotic Prophylaxis in Lumbar Stenosis or Disc Surgery: A Review of 117 Cases’, Archives of Neuroscience, 2(1), pp. 10–13. doi: 10.5812/archneurosci.15055.
3. Jackson, R. F., Roche, G. and Mangione, T. (2009) ‘Low-Level Laser Therapy Effectiveness for Reducing Pain after Breast Augmentation’, The American Journal of Cosmetic Surgery, 26(3), pp. 144–148. doi: 10.1177/074880680902600303.
4. Nesioonpour, S. et al. (2014) ‘The effect of low-level laser on postoperative pain after tibial fracture surgery: a double-blind controlled randomized clinical trial.’, Anesthesiology and pain medicine, 4(3), p. e17350. doi: 10.5812/aapm.17350.
5. Samaneh, R. et al. (2015) ‘Laser therapy for wound healing: A review of current techniques and mechanisms of action’, Biosciences Biotechnology Research Asia, 12(September), pp. 217–223. doi: 10.13005/bbra/1626.
6. Shaffer, O. W. et al. (2013) Recommendations Regarding antibiotic prophylaxis in spine surgery., Evidence-based clinical guidelines for multidisciplinary spine care. Antibiotic prophylaxis in spine surgery. Available at: https://www.spine.org/Documents/ResearchClinicalCare/Guidelines/AntibioticProphylaxis.pdf.
7. WHO (2018) Global guidelines on the prevention of surgical site infection. Available at: http://www.who.int/gpsc/ssi-prevention-guidelines.
8. Yamamoto, M. et al. (1996) ‘Perioperative antimicrobial prophylaxis in neurosurgery: clinical trial of systemic flomoxef administration and saline containing gentamicin for irrigation.’, Neurologia medico-chirurgica, 36(6), pp. 370–376. doi: 10.2176/nmc.36.370.