MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN U TUYẾN YÊN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh u tuyến yên và kết quả điều trị u tuyến yên trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực hiện trên 56 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán u tuyến yên theo tiêu chuẩn lựa chọn, được phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2022 đến tháng 8/2023. Số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 56 BN u tuyến yên được khám lâm sàng, xét nghiệm hormon tuyến yên trước và sau phẫu thuật, chụp (MRI) tuyến yên, phẫu thuật u. Kết quả trong 56 BN có 51,8% u không tiết, 39,3% u gây suy tuyến yên, 5,4% u tiết GH và 3,6% u tiết ACTH. U tiết ACTH có kích thước u nhỏ nhất, kích thước u lớn nhất gặp ở BN u có suy tuyến yên, tỷ lệ macroadenom/microadenom là 27/1. 100% u có tiết (u tiết GH và u tiết ACTH) không xâm lấn. Xâm lấn lên trên và đè đẩy não thất gặp ở BN u gây suy tuyến yên và u không tiết. Sau phẫu thuật, một số chỉ số xét nghiệm có thay đổi nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). GH và ACTH của 2 loại u tiết GH và u tiết ACTH thay đổi trở về giới hạn bình thường (p < 0,05), đường huyết ở các bệnh nhân u tiết GH dễ kiểm soát hơn, đường máu và liều insulin thay đổi có ý nghĩa (p < 0,05). Các triệu chứng thần kinh do khối u như đau đầu giảm hơn có ý nghĩa (p < 0,05), tuy nhiên triệu chứng về mắt giảm nhưng chưa có ý nghĩa (p > 0,05). 12,5% BN u tuyến yên sau phẫu thuật gặp biến chứng tăng thêm, đáng kể đến là biến chứng đái tháo nhạt (10,71%) và suy thùy trước tuyến yên (3,57%). Kết quả chụp MRI tuyến yên sau phẫu thuật ra viện 1 tháng, 46,42% BN không còn tổn thương, còn 26,79% còn tổn thương.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thanh Huyền. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân u tuyến yên trước và sau phẫu thuật. Luận văn Bác sỹ nội trú. Đại học Y Hà Nội. 2015.
3. Nguyễn Khoa Diệu Vân. Nội tiết học trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học 2021; 8.
4. LacroixA, Feelders RA, Stratakis CA, Nieman LK. Cushing’s syndrome. Lancet. 2015; 386: 913 - 927.
5. Newell - Price JDC. Cushing disease. In: Melmed S, ed. The Pituitary. 4th ed. Academic Press. 2017; 525 - 571.
6. Molitch ME. Diagnosis and treatment of pituitary adenomas: a review. JAMA 2017; 31 (5): 516 - 524.
7. Katznelson I, Laws E, Sholomo M et al. Acromegaly: an endocrine society clinical practice guideline. J Clin Endocrinol Metab. 2014; 99 (11): 3933 - 3951.
8. Viera LN, Boguszewski CL, Araujo LA, et al. A review on the diagnosis and treatment of patients with clinically nonfunctioning pituitary adenomas by the Neuroendocrinology Department of the Brazilian Society of Endocrinology and Metabolism. Arch Endocrinol Metab. 2016. 60 (4): 374 - 390.