NHẬN XÉT TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN 08 BỆNH NHÂN LAO MANG THAI BẰNG THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP, BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

Phạm Văn An 1,, Nguyễn Hữu Trí 1
1 Bệnh viện Phổi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán và kết quả điều trị của bệnh nhân lao mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu chùm ca bệnh, nghiên cứu hối cứu tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Phổi Trung ương, từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2023 chúng tôi thu nhận và điều trị cho 08 bệnh nhân. Kết quả: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là khoảng 31.6 ± 7.0 năm tuổi. Tất cả bệnh nhân bị tắc ống dẫn trứng hoặc bán tắc. Thời gian từ lúc đặt phôi IVF đến khi bắt đầu có triệu chứng 90.6 ± 21.5 ngày. Khoảng thời gian trung bình giữa khởi phát triệu chứng và khi bệnh nhân được chụp X quang khám khoảng 23.4 ± 5.1 ngày. Số lượng tế bào trong dịch não tuỷ 448.1 ± 716.1, 50.8 ± 15.5% cao hơn lympho (45.5 ± 15.0%). Genexpert và nuôi cấy bactec đờm có tỉ lệ dương tính cao trong dịch não tuỷ (6) 75%, (7) 87.5%. Có (7) 87.5% bệnh nhân được chẩn đoán có bằng chứng vi sinh. Tuy nhiên, chỉ có 3 thai nhi được sinh ra (3) (37.5%), tất cả đều sinh non và thiếu cân. Kết luận: Lao hệ sinh dục không được điều trị hoặc không được chẩn đoán là yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao khi mang thai bằng IVF. Bệnh lao khi mang thai IVF dẫn đến diễn biến bệnh nặng hơn. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lao thường bị sẩy thai, sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2021). Global Tuberculosis Report 2021 (Geneva: World Health Organization).
2. J. Jonsson, Kühlmann-Berenzon, S., Berggren, I., and Bruchfeld, J. (2020). Increased Risk of Active Tuberculosis During Pregnancy and Postpartum: A Register-Based Cohort Study in Sweden. Eur. Respir. J., 55 (3)
3. J. B. Sharma (2015). Current Diagnosisand Management of Female Genital Tuberculosis. J. Obstet. Gynaecol. India, 65, 362–371
4. M. H. Aliyu, Aliyu, S. H., and Salihu, H. M. (2004). Female Genital Tuberculosis: A Global Review. Int. J. fertil. Women's Med., 49 (3), 123–136
5. K. Ghosh, Ghosh, K., and Chowdhury, J. R. (2011). Tuberculosis and Female Reproductive Health. J. Postgraduate Med. 57 (4), 307–313
6. M. Pai, Nicol, M. P., and Boehme, C. C. (2016). Tuberculosis Diagnostics: State of the Art and Future Directions. Microbiol. Spectr, 4 (5).
7. A. Schumacher (2017). Human Chorionic Gonadotropin as a Pivotal Endocrine Immune Regulator Initiating and Preserving Fetal Tolerance. Int. J. Mol. Sci., 18 (10)
8. B. m. L. v. B. p. Đại Học Y Hà Nội (2014). Bệnh Học Lao, Nhà xuất bản Y học.