ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ACHROMOBACTER SPP. PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm phân bố và kháng kháng sinh của vi khuẩn Achromobacter spp. phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả, đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn Achromobacter spp. phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2022. Kết quả: Tổng số 37 chủng Achromobacter spp. phân lập trong thời gian nghiên cứu, trong đó 72,9% số chủng phân lập được ở người bệnh ≥ 50 tuổi. Tỉ lệ Achromobacter spp. gây bệnh ở nam giới (67,6%) cao cấp hơn 2 lần ở nữ giới (32,4%). Máu và bệnh phẩm hô hấp là hai loại bệnh phẩm phổ biến nhất thường phân lập được Achromobacter spp., chiếm tỉ lệ lần lượt là 43,2% và 29,7% tổng số chủng. Tỉ lệ Achromobacter spp. phân lập được ở Trung tâm hô hấp (35,1%) cao nhất so với các khoa khác trong bệnh viện. Achromobacter xylosoxidans (78,4%) là loài vi khuẩn chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chi Achromobacter spp. gây bệnh. Achromobacter spp. có tỉ lệ kháng cao nhất với Ciprofloxacin (45,7%) và Trimethoprim/ sulfamethoxazole (25,0%). Ngược lại Achromobacter spp. có tỉ lệ kháng thấp nhất với Imipenem (2,9%) và Piperacillin/ tazobactam (3,7%). Piperacillin/ tazobactam (92,6%) và Meropenem (85,7%) là hai kháng sinh có tỉ lệ nhạy cảm cao nhất. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy Achromobacter spp. chủ yếu gây nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Achromobacter xylosoxidans là loài vi khuẩn phổ biến nhất trong chi Achromobacter spp. gây bệnh. Vi khuẩn này kháng cao nhất với Ciprofloxacin và Trimethoprim/ sulfamethoxazole, nhạy cảm cao nhất với Piperacillin/ tazobactam và Meropenem.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. B. Isler, et al., Achromobacter Infections and Treatment Options. Antimicrob Agents Chemother,(2020). 64(11).
3. K. Marion-Sanchez, et al., Achromobacter spp. healthcare associated infections in the French West Indies: a longitudinal study from 2006 to 2016. BMC Infect Dis,(2019). 19(1), 795.
4. J. Bador, et al., Innate aminoglycoside resistance of Achromobacter xylosoxidans is due to AxyXY-OprZ, an RND-type multidrug efflux pump. Antimicrob Agents Chemother,(2013). 57(1), 603-5.
5. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook, . 2016: ASM Press.
6. Clinical and Laboratory Standards Institute, Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. 33rd ed. CLSI supplement M100 (2023).
7. C. Neidhofer, C. Berens, and M. Parcina, An 18-Year Dataset on the Clinical Incidence and MICs to Antibiotics of Achromobacter spp. (Labeled Biochemically or by MAL-DI-TOF MS as A. xylosoxidans), Largely in Patient Groups Other than Those with CF. Antibiotics (Basel),(2022). 11(3).
8. B. Isler, et al., Achromobacter Species: An Emerging Cause of Community-Onset Bloodstream Infections. Microorganisms,(2022). 10(7).