THỰC TRẠNG AN TOÀN BỨC XẠ TẠI CÁC PHÒNG X-QUANG THUỘC CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH TÂY NINH, NĂM 2023

Vương Phước Chánh 1,, Trịnh Hồng Lân 2, Tạ Văn Trầm3
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tây Ninh
2 Phân Viện Khoa học An toàn Vệ sinh Loa động và Bảo vệ Môi trường Miền Nam
3 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các nhân viên y tế làm việc trong môi trường bức xạ tia X, do tính chất công việc họ phải tiếp xúc thường xuyên với loại bức xạ này thì nguy cơ mắc bệnh do bức xạ tia X cao hơn rất nhiều. Mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý an toàn bức xạ tại các phòng X-quang thuộc các cơ sở y tế công lập tỉnh Tây Ninh, năm 2023. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 13 phòng X-quang tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Tây Ninh từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Các tiêu chí đánh giá việc tuân thủ an toàn bức xạ của 13 phòng X-quang đạt tỷ lệ khá cao với 84,6%. Tỷ lệ phòng điều khiển đạt tiêu chuẩn cho phép là 84,6%; xử lý phim tại các cơ sở X-quang đạt tiêu chuẩn là 100%; có thiết bị X-quang đảm bảo an toàn bức xạ 84,6%; tuân thủ quy định lưu giữ hồ sơ là 92,3%; có kết quả đo suất liều bức xạ hàng năm đạt là 84,6%; có trang bị bảo hộ lao động đạt 84,6%; đưa nhân viên đi đào tạo an toàn bức xạ đạt 84,6%; khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên đạt 92,3%. Kết luận: Quản lý an toàn bức xạ tại các phòng X-quang thuộc các cơ sở y tế công lập tỉnh Tây Ninh đạt tỷ lệ cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Danh (2019), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ an toàn bức xạ tại các phòng X quang trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2019, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng, tr.21-40.
2. Nguyễn Xuân Hòa (2016), Thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên, tr.107-108.
3. Covens P., Berus D., Buls N., et al. (2007), "Personal dose monitoring in hospitals: global assessment, critical applications and future needs". Radiation Protection Dosimetry, 124 (3), pp.250-259.
4. Kemerink G.J., Engelshoven J.M.A., Simon K.J., et al. (2016), "Early X-ray workers: an effort to assess their numbers, risk, and most common (skin) affliction". Insights into Imaging, 7, pp.275-282.
5. Martin C. (2007), "Optimisation in general radiography". Biomedical Imaging Professional Interview, 3 (2), pp.1-14.
6. Salama K.F., AlObireed A., AlBagawi M., et al. (2016), "Assessment of occupational radiation exposure among medical staff in health-care facilities in the Eastern Province, Kingdom of Saudi Arabia". Indian Journal of Occupational and Environmental Medicine, 20 (1), pp.21-25.