GIÁN ĐOẠN ĐỘNG MẠCH PHỔI: BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH

Cao Việt Tùng 1, Lê Hồng Quang 1, Nguyễn Minh Đức 1,, Dương Khánh Toàn 1, Ngô Quốc Thái 1, Lê Văn Tuyến 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gián đoạn động mạch phổi’ (ĐMP) là bệnh lý bất thường mạch máu hiếm gặp đặc trưng bởi tình trạng nhánh động mạch phổi phải và trái không có liên kết nối với nhau từ chạc ba động mạch phổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới thiểu sản mạch máu phổi và tăng áp phổi nặng bên phổi được cấp máu bình thường từ động mạch phổi. Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo về loạt ca bệnh ở trẻ nhũ nhi và sơ sinh có gián đoạn động mạch phổi mà một trong hai nhánh động mạch phổi hoặc cả hai nhánh động mạch phổi phải và trái được cấp máu từ máu bởi ống động mạch cùng bên. Tất cả các bệnh nhân đều được đặt stent để duy trì ống động mạch và sau đó được phẫu thuật tái thông tuần hoàn động mạch phổi. Hai bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng tăng áp phổi, suy tim sung huyết ngay sau khi đặt stent do tình trạng tái tưới máu. Một bệnh nhân có tình trạng tắc hoàn toàn đoạn nối mạch máu phổi sau mổ 2 tháng, cần phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - phổi tạm thời để máu vẫn được cấp cho động mạch phổi bị tắc đó, trước khi có thể sửa chữa hoàn toàn. Gián đoạn động mạch phổi ở trẻ em thường không có triệu chứng điển hình. Phương pháp can thiệp tim mạch đặt stent ống động mạch ở giai đoạn đầu đã chứng minh được sự hiệu quả. Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa can thiệp tim mạch và ngoại khoa trong điều trị bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận, để dự phòng các biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bouros D., Pare P., Panagou P., et al. (1995). The varied manifestation of pulmonary artery agenesis in adulthood. Chest, 108(3), 670–676.
2. Priya S., Thomas R., Nagpal P., et al. (2018). Congenital anomalies of the aortic arch. Cardiovasc Diagn Ther, 8(Suppl 1), S26.
3. Rosen R.D. and Bordoni B. (2020), Embryology, Aortic Arch, StatPearls Publishing.
4. Derk Jan Ten Harkel A., Blom N.A., and Ottenkamp J. (2002). Isolated unilateral absence of a pulmonary artery: a case report and review of the literature. Chest, 122(4), 1471–1477.
5. Castañer E., Gallardo X., Rimola J., et al. (2006). Congenital and Acquired Pulmonary Artery Anomalies in the Adult: Radiologic Overview1. https://doi.org/101148/rg262055092, 26(2),349–371.
6. Ho A.B., Salmon T.P., Hribernik I., et al. (2020). A case series of three patients with unilateral disconnected pulmonary artery supplied by an ipsilateral patent ductus arteriosus: neonatal ductal stenting as palliation to preserve pulmonary arterial patency. Eur Heart J Case Rep, 4(6).
7. Marraro G. (1992). Simultaneous Independent Lung Ventilation in Pediatric Patients. Crit Care Clin, 8(1), 131–145.
8. Di Nardo M., Perrotta D., Stoppa F., et al. (2008). Independent lung ventilation in a newborn with asymmetric acute lung injury due to respiratory syncytial virus: a case report. J Med Case Rep, 2, 212.