MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CẤP CỨU TRẺ NGỪNG TIM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lê Ngọc Duy 1,, Đặng Thị Thúy Nga1, Trịnh Tuấn Anh 1, Phạm Văn Tuấn 1, Lê Thị Hà 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ngừng tim ở trẻ em là một cấp cứu tối khẩn cấp, có tỷ lệ tử vong cao, thường để lại nhiều di chứng và có thể di chứng thần kinh suốt đời. Sự phát triển của học y nói chung và kỹ thuật cấp cứu nói riêng đã ngày càng cứu sống được nhiều bệnh nhi, nhưng tỷ lệ tử vong do ngừng tim nội viện ở trẻ sơ sinh và trẻ em là khoảng 65%. Nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc cấp cứu bệnh nhi và giảm thiểu những di chứng thần kinh sau này, nghiên cứu được thực hiện. Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan tới kết quả cấp cứu trẻ ngừng tim tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu. Kết quả: Phân tích 203 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu cho thấy một số yếu tố liên quan đến kết quả cấp cứu ngừng tim ở trẻ em là: lứa tuổi sơ sinh, tiền sử mắc bệnh lý tim mạch, tình trạng nặng trước khi ngừng tim như: thở máy, rối loạn nhịp tim, bất thường trên siêu âm tim, tình trạng toan chuyển hóa nặng và giảm oxy máu (pH < 7,0, lactat > 6,5 mmol/l và PaO2 < 60 mmHg), rối loạn đông máu (PT < 70%, Fib < 1 g/l), tăng K+ máu, thời gian cấp cứu và số lượng vận mạch duy trì sau cấp cứu. Kết luận: Kết quả cấp cứu ngừng tim do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vì vậy cần phải điều trị và xem xét tất cả các yếu tố liên quan để góp phần làm tăng hiệu quả cấp cứu bệnh nhi và giảm thiểu những di chứng thần kinh sau cấp cứu ngừng tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Olotu A, Ndiritu M, Ismael M et al. Characteristics and outcome of cardiopulmonary resuscitation in hospitalized African children. Resuscitation. 2009;80(1):69–72.
2. Morrison LJ, Neumar RW, Zimmerman JL et al. Strategies for Improving Survival After In-Hospital Cardiac Arrest in the United States: 2013 Consensus Recommendations: A Consensus Statement from the American Heart Association. Circulation. 2013;127(14):1538–63.
3. Lee, J, Yang, Lee, E.-P, et al. (2019). Clinical survey and predictors of outcomes of pediatric out-of-hospital cardiac arrest admitted to the emergency department. Scientific reports. 9(1), 1-9.
4. Assar, S., Husseinzadeh, M., Nikravesh, A.H., et al. (2016). The success rate of pediatric in-hospital cardiopulmonary resuscitation in Ahvaz training hospitals. Scientifica. 2016(1), 1-8.
5. Jamme, M., Salem, O.B.H., Guillemet, L., et al. (2018). Severe metabolic acidosis after out-of-hospital cardiac arrest: risk factors and association with outcome. Annals of intensive care. 8(1), 1-8.
6. Adrie, C., Monchi, M., Laurent, I., et al. (2005). Coagulopathy after successful cardiopulmonary resuscitation following cardiac arrest: implication of the protein C anticoagulant pathway. Journal of the American College of Cardiology. 46(1), 21-28.
7. Del Castillo, J., López-Herce, J., Matamoros, M., et al. (2012). Hyperoxia, hypocapnia and hypercapnia as outcome factors after cardiac arrest in children. Resuscitation. 83(12), 1456-1461.
8. Yurtseven, A., Turan, C., Akarca, F.K., et al. (2019). Pediatric cardiac arrest in the emergency department: Outcome is related to the time of admission. Pakistan journal of medical sciences. 35(5), 1434.
9. Jayaram, N., Spertus, J.A., Nadkarni, V., et al. (2014). Hospital variation in survival after pediatric in-hospital cardiac arrest. Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes. 7(4), 517-523.
10. Ortmann, L., Prodhan, P., Gossett, J., et al. (2011). Outcomes after in-hospital cardiac arrest in children with cardiac disease: a report from Get With the Guidelines–Resuscitation. Circulation. 124(21), 2329-2337.