NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ SÀNG LỌC PHÂN NHÓM NGUY CƠ CAO BỆNH LÝ TIỀN SẢN GIẬT BẰNG THUẬT TOÁN FMF BAYES TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ THÁI HÒA

Thị Tuyết Mai Huỳnh 1, Minh Tuấn Võ 2,
1 Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa
2 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiền sản giật (TSG) là một rối loạn đa hệ thống gây ảnh hưởng 2% - 5% thai kỳ, là bệnh lý có nhiều biến chứng cho mẹ và thai. Những ảnh hưởng này có thể được thay đổi thông qua các mô hình dự báo và điều trị dự phòng bệnh sớm giúp cải thiện kết cục thai kỳ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhóm nguy cơ cao TSG theo thuật toán FMF Bayes của các thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Quốc tế Thái Hòa và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 230 thai phụ có tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám thai tại bệnh viện Quốc tế Thái Hòa trong thời gian tháng 10/2020 đến tháng 4/2021. Tất cả các thai phụ đều được phỏng vấn, đo huyết áp động mạch trung bình, đo Doppler động mạch tử cung trung bình và kết quả MoM PAPP-A. Dùng thuật FMF Bayes để tính nguy cơ TSG với ngưỡng cắt là 1/100. Kết quả: Tỷ lệ nhóm nguy cơ cao TSG của các thai phụ đến khám thai tại bệnh viện Quốc tế Thái Hòa là 11,6%. Các yếu tố liên quan đến nhóm nguy cơ cao TSG có ý nghĩa thống kê như: Nhóm thai phụ có huyết áp tâm thu >128 mmHg (PR 7,4; KTC 95%: 1,6-34,2) và nhóm thai phụ có huyết áp tâm trương > 79mmHg (PR 8,5; KTC 95%: 2,6- 28,4). Kết luận: Tầm soát nguy cơ tiền sản giật thường quy bằng thuật toán FMF Bayes cho tất cả thai phụ đến khám ở tuổi thai 11- 13 tuần 6 ngày, từ đó có kế hoạch quản lý và điều trị dự phòng bằng aspirine liều thấp mỗi ngày sau tam cá nguyệt thứ nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Phụ sản, Trường Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh (2011). "Rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ". Bài giảng Sản phụ khoa, tr. 462-477.
2. Cao Ngọc Thành, Võ văn Đức, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2015). "Mô hình sàng lọc bệnh lý tiền sản giật tại thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày thai kỳ dựa vào các yếu tố nguy cơ mẹ, huyết áp động mạch trung bình, PAPP-A và siêu âm doppler động mạch tử cung". Tạp chí phụ sản, 13 ( 3), tr. 38-46.
3. Nguyễn Bích Chi (2020). "Tỷ lệ dự đoán nguy cơ cao tiền sản giật trên thai phụ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày tại Trung Tâm Y học di truyền sinh học phân tử miền nam". Luận án chuyên khoa II chuyên ngành Sản phụ khoa- ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Đại học y Dược TP.HCM.
4. Trần Mạnh Linh (2020). "Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật- sản giật bằng xét nghiệm PAPP- A, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng, Đại học y Dược Huế, tr.84-119.
5. Duckitt K., Harrington D. (2005). "Risk factors for pre-eclampsia at antenatal booking: systematic review of controlled studies". Bmj, 330 (7491), pp. 565
6. Poon L. C., Rolnik D. L., Tan M. Y., et al. (2018). "ASPRE trial: incidence of preterm pre-eclampsia in patients fulfilling ACOG and NICE criteria according to risk by FMF algorithm". Ultrasound Obstet Gynecol, 51 (6), pp. 738-742.
7. Roberge S., Bujold E., Nicolaides K. H. (2018). "Aspirin for the prevention of preterm and term preeclampsia: systematic review and metaanalysis". Am J Obstet Gynecol, 218 (3), pp. 287-293.
8. Tan M. Y., Syngelaki A., Poon L. C., et al. (2018). "Screening for pre-eclampsia by maternal factors and biomarkers at 11-13 weeks' gestation". Ultrasound Obstet Gynecol, 52 (2), pp. 186-195