KẾT QUẢ CHĂM SÓC GIẢM ĐAU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2022

Nguyễn Thị Thiện 1,2,, Lưu Quang Thùy 2, Vương Thị Hòa 1, Vũ Thị Hằng 2, Nguyễn Phúc Phóng3, Hoàng Thị Sinh 3, Cao Thị Thiêm 3, Nguyễn Thị Hiếu 4
1 Trường ĐH Thăng Long
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện Vinmec Times City
4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả chăm sóc giảm đau của điều dưỡng đối với người bệnh phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2022và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc giảm đau của điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 126 người người bệnh đã được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo và sử dụng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022. Kết quả: Điểm trung bình VAS khi nghỉ khá tốt: Người bệnh đau nhất khi vận động vào ngày thứ nhất sau mổ với mức đau vừa khi vận động (VAS 3-4) là 51,6% sang đến ngày thứ ba chỉ có 1,6% số người bệnh còn đau vừa, chủ yếu là không đau hoặc đau ít. 95,2% người bệnh hài lòng chung về đợt giảm đau. 94,4% và 89,7% BN thấy hài lòng và rất hài lòng với việc được cung cấp thông tin đầy đủ khi dùng gói GĐ và phương pháp giảm đau. Trên 99% các BN đều thấy hài lòng và rất hài lòng với kết quả giảm đau sau phẫu thuật. 100%NB cảm thấy hài lòng và rất hài lòng lời nói, thái độ, giao tiếp NVYT. NB có thời gian phẫu thuật ≤ 2 giờ có kết quả chăm sóc giảm đau tốt hơn NB có thời gian phẫu thuật trên 2 giờ (p<0,05). Tốc độ truyền thuốc giảm đau liên tục > 4ml/h có kết quả chăm sóc giảm đau tốt hơn tốc độ truyền thuốc ≤ 4ml/h(p< 0,05). NB chăm sóc giảm đau chưa tốt phải bolus thêm thuốc nhiều hơn NB chăm sóc giảm đau tốt (p<0,05). Kết luận: Kết quả chăm sóc giảm đau đạt mức tốt. Điểm hài lòng chung của BN về hiệu quả chăm sóc giảm đau ở mức cao, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăm sóc giảm đau của điều dưỡng bao gồm: thời gian phẫu thuật, tốc độ truyền giảm đau. Bệnh viện cần lập kế hoạch đào tạo nhân viên y tế về các gói chăm sóc giảm đau, cung cấp tài liệu phát tay có hình ảnh minh họa về các gói giảm đau, phân loại người bệnh theo nhóm thời gian phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật để đảm bảo hiệu quả của giảm đau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Tuân (2020), So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật khớp háng của gây tê khoang mạc chậu với gây tê ngoài màng cứng, Luận văn chuyên khoa 2, Đại học Y Hà Nội.
2. Đặng Thị Luyện, Nguyễn Thị Nga, Hoàng Khắc Khải và cộng sự (2022), "Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh với gói giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy. 17(8), tr. 52-58.
3. Murdoch JA et al (2002). "The efficacy and safety of three concentrations of levobupivacaine administered as a continous epidural infusion in patients undergoing orthopedic surgery". Anest Analg, 94: 438-444
4. Yanagimoto Y, et al (2015). "Comparison of pain management after laparoscopic distal gastrectomy with and without epidural analgesia". Surg Today, 46: 229-234