PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRỰC TIẾP Y TẾ TRONG ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ KHÔNG DO VAN TIM TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA GIAI ĐOẠN 2019-2022

Trần Cát Đông 1, Phạm Mạnh Hùng 2, Hoàng Việt Anh 2, Bùi Minh Trạng 3, Nguyễn Chí Thanh 3, Võ Ngọc Yến Nhi 1, Nguyễn Thị Thu Thủy 4,
1 Viện HTARI
2 Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai
3 Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rung nhĩ không do van tim (NVAF - Non-valvular atrial fibrillation) là bệnh lý phổ biến và có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, bên cạnh đó bệnh lý NVAF có nguy cơ cao gây ra đột quỵ. Tổng chi phí hàng năm cho điều trị NVAF khá cao, tại Hoa Kỳ ước tính chi phí điều trị NVAF hàng năm khoảng 6,65 tỷ Đô la. Điều này đặt ra thách thức đến hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu phân tích chi phí liên quan đến NVAF. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành nhằm phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị NVAF tại Viện tim Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội giai đoạn 2019-2022. Kết quả khảo sát trên 134 người bệnh với 147 đợt điều trị nội trú cho thấy chi phí một đợt điều trị nội trú NVAF có giá trị trung bình 8.945.257 VND (KTC 95%: 6.594.417–11.296.096 VND) trong đó, chi phí thuốc, dịch truyền chiếm tỉ lệ cao nhất. Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả với tỷ lệ cao, chiếm 72,93% tổng chi phí một đợt điều trị. Các yếu tố nơi cư trú, bệnh kèm tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), nơi điều trị và số ngày điều trị (SN) có liên quan đến chi phí điều trị một đợt nội trú của người bệnh NVAF.


Phương trình hồi qui đa biến có dạng:


với R2 hiệu chỉnh = 0,632; p < 0,050 (TT: thành thị).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Association Developed with the Special Contribution of the European Heart Rhythm và cs (2010), "Guidelines for the management of atrial fibrillation: the Task Force for the Management of Atrial Fibrillation of the European Society of Cardiology (ESC)"số 31(19), tr. 2369-2429.
2. Barrios Vivencio và cs (2012), "Patients with atrial fibrillation in a primary care setting: Val-FAAP study"số 65(1), tr. 47-53.
3. Cammarota S và cs (2015), "Healthcare Costs Associated With Non-Valvular Atrial Fibrillation In Italy"số 18(7), tr. A386.
4. Casajuana Marc và cs (2018), "Annual costs attributed to atrial fibrillation management: cross-sectional study of primary healthcare electronic records"số 19(8), tr. 1129-1136.
5. Coyne Karin S và cs (2006), "Assessing the direct costs of treating nonvalvular atrial fibrillation in the United States"số 9(5), tr. 348-356.
6. Đặng Thị Soa và cs (2022), "đánh giá sử dụng thuốc trên bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh lý van tim điều trị tại trung tâm tim mạch bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an"số 516(1).
7. Gomez-Doblas Juan Jose và cs (2014), "Prevalence of atrial fibrillation in Spain. OFRECE study results"số 67(4), tr. 259-269.
8. Moeremans Karen và cs (2000), "Second line pharmacological management of paroxysmal and persistent atrial fibrillation in France: a cost analysis"số 3(6), tr. 407-416.
9. Stewart Simon và cs (2004), "Cost of an emerging epidemic: an economic analysis of atrial fibrillation in the UK"số 90(3), tr. 286-292.
10. Lip G. Y. và cs (2012), "Atrial fibrillation", Lancet, số 379(9816), tr. 648-61.