ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ DỊCH TỄ VIÊM GIÁC MẠC DO MICROSPORIDIA

Trần Khánh Sâm 1, Nguyễn Thị Vân Quỳnh 2,
1 Bệnh viện Mắt Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng các mắt viêm, loét giác mạc (VLGM) do Microsporidia được ghép giác mạc xuyên điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương và xác định yếu tố nguy cơ gây bệnh và yếu tố chỉ định ghép. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên các mắt viêm, loét giác mạc do Microsporidia đã được ghép giác mạc xuyên điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020. Tiến hành thu thập thông tin về dịch tễ, yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, điều trị.  Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 63 mắt của 62 bệnh nhân, nữ giới chiếm ưu thế (74,6%), 1 bệnh nhân có tổn thương cả 2 mắt. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 60,8±10,1 tuổi. Thời gian diễn biến triệu chứng đến khi chẩn  đoán xác định là 10,1 ± 9,7 tháng (từ 1,3 đến 50,2 tháng). Yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến liên quan đến chấn thương mắt (15,9%), tra nhỏ steroid kéo dài (31,7%), bệnh lí bề mặt nhãn cầu (28,6%). Thị lực đa số mức thấp từ dưới ĐNT 3m là 92,0%. Yếu tố chỉ định ghép gồm có: viêm, loét giác mạc kém đáp ứng với điều trị (43 mắt,68,3%), loét doạ thủng và thủng (6 mắt, 9,6%). Kết luận: Yếu tố nguy cơ gây bệnh hàng đầu là chấn thương mắt liên quan đến nông nghiệp. Cần nghĩ đến Microsporidia khi bệnh diễn biến kéo dài, kém đáp ứng điều trị, dấu hiệu thực thể. Cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Ngọc Đông, Đặng Thị Minh Tuệ, Trần Anh Thư. Tác nhân viêm giác mạc nhu mô lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam. Tạp Chí Dược Học Quân Sự. 2015;8:174-179.
2. Mai Thị Liên, Phạm Ngọc Đông. Tình Hình Viêm Loét Giác Mạc Nhiễm Trùng Tại Bệnh Viện Mắt Trung Ương 5 Năm 2013-2017. Trường Đại Học Y Hà Nội; 2019.
3. Huang HY, Wu CL, Lin SH, et al. Microsporidial stromal keratitis: characterisation of clinical features, ultrastructural study by electron microscopy and efficacy of different surgical modalities. Br J Ophthalmol.
4. Sabhapandit S, Murthy SI, Garg P, Korwar V, Vemuganti GK, Sharma S. Microsporidial Stromal Keratitis: Clinical Features, Unique Diagnostic Criteria, and Treatment Outcomes in a Large Case Series. 2016;35(12):6.
5. Sharma S, Das S, Joseph J, Vemuganti GK, Murthy S. Microsporidial Keratitis: Need for Increased Awareness. Surv Ophthalmol. 2011; 56(1):1-22.
6. Vemuganti GK, Garg P, Sharma S, Joseph J, Gopinathan U, Singh S. Is Microsporidial keratitis an emerging cause of stromal keratitis? – a case series study. BMC Ophthalmol. 2005; n5(1):19.
7. Garg P. Microsporidia Infection of the Cornea—A Unique and Challenging Disease. Cornea. 2013;32:S33.
8. Das S. Intraocular Invasion by Microsporidial Spores in a Case of Stromal Keratitis. Arch Ophthalmol. 2011;129(4):512.