ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQUANG THƯỜNG QUY CỦA THOÁI HÓA KHỚP LIÊN MẤU CỘT SỐNG CỔ THẤP

Phạm Hoài Thu 1, Lê Thị Liễu 2,, Phạm Thị Cẩm Vân 3
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang của thoái hóa khớp liên mấu cột sống cổ thấp và nhận xét mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và tổn thương trên Xquang của thoái hóa khớp liên mấu cột sống cổ thấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 64 bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa khớp liên mấu cột sống cổ, đến khám tại Khoa khám bệnh theo yêu cầu – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2022 đến tháng 4/2023, ghi nhận các đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân. Kết quả: Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ có tuổi trung bình là 59,9 ± 9,4 tuổi và phần lớn từ 50 tuổi trở lên (90,6%), nữ nhiều hơn nam. Bệnh nhân đến khám có tỷ lệ đau mức độ nặng 14,1%. Có 84,4% bệnh nhân có vận động bị hạn chế và 90,6% là có ảnh hưởng của thoái hóa cột sống cổ tới chức năng sinh hoạt. Tỷ lệ khớp liên mấu thoái hóa nhiều nhất là C5-C6 chiếm 46,8% và thấp nhất là khớp liên mấu C3-C4 chiếm 29,7%. Độ thoái hóa gặp nhiều nhất là độ 3 chiếm 64,1%. Các đặc điểm tầm vận động gập, duỗi, xoay, nghiêng của cột sống cổ, chức năng sinh hoạt NPQ, mức độ đau theo VAS đều bị ảnh hưởng tỷ lệ thuận theo mức độ thoái hóa cột sống cổ. Kết luận: Thoái hóa cột sống cổ thường gặp từ 50 tuổi trở lên và ở khớp liên mấu C5-C6 với các mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh tăng theo mức độ thoái hóa khớp liên mấu cột sống cổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân. Bệnh Thấp Khớp. Nhà xuất bản Y học; 2002.
2. Suri P, Miyakoshi A, Hunter DJ, et al. Does lumbar spinal degeneration begin with the anterior structures? A study of the observed epidemiology in a community-based population. BMC Musculoskelet Disord. 2011;12:202. doi: 10.1186/ 1471-2474-12-202.
3. Hội chứng khớp liên mấu (Zygapophyseal syndrome hoặc Facet syndrome) - PGS Hà Hoàng Kiệm. Accessed July 8, 2022. https://hahoangkiem.com/benh-co-xuong-khop/hoi-chung-khop-lien-mau-zygapophyseal-syndrome-hoac-facet-syndrome-3953.html.
4. Symposium on Population Studies in Relation to Chronic Rheumatic Diseases U of M, Department of Rheumatology, Arthritis and Rheumatism Foundation, eds. The Epidemiology of Chronic Rheumatism. Volume II, Volume II,. F.A. Davis Co.; 1963.
5. Okamoto A, Takeshima Y, Yokoyama S, et al. Prevalence and Clinical Impact of Cervical Facet Joint Degeneration on Degenerative Cervical Myelopathy: A Novel Computed Tomography Classification Study. Neurospine. 2022;19(2):393-401. doi:10.14245/ns.2143258.629.
6. Larsson R, Oberg PA, Larsson SE. Changes of trapezius muscle blood flow and electromyography in chronic neck pain due to trapezius myalgia. Pain. 1999;79(1):45–50.
7. Kelly JC, Groarke PJ, Butler JS, Poynton AR, O'Byrne JM. The natural history and clinical syndromes of degenerative cervical spondylosis. Adv Orthop. 2012; 2012:393642. doi: 10.1155/ 2012/393642.
8. Kuo DT, Tadi P. Cervical Spondylosis. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan.