SARCOPENIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Đàm Đức Anh 1, Phạm Hoài Thu 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sarcopenia là một bệnh lý cơ gây ra nhiều hậu quả khác nhau như giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tử vong,… trên đối tượng viêm cột sống dính khớp (VCSDK). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm Sarcopenia và khảo sát một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân VCSDK tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 26 bệnh nhân VCSDK tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2/2023 đến 8/2023. Chẩn đoán Sarcopenia dựa vào tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu châu Á về Sarcopenia 2019 (AWGS 2019), chẩn đoán VCSDK dựa vào tiêu chuẩn New York sửa đổi năm 1984. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân mắc tiền Sarcopenia, Sarcopenia và Sarcopenia nặng trên bệnh nhân VCSDK lần lượt là 53,85%, 30,77 % và 11,54 %. Nhóm bệnh nhân bị Sarcopenia có chỉ số BMI thấp hơn và CRP hs cao hơn nhóm bệnh nhân không bị Sarcopenia, p < 0,05. Tỷ lệ bệnh nhân bị Sarcopenia ở nhóm bệnh nhân có mức độ hoạt động bệnh rất cao và nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng lần lượt cao gấp 17 lần và 13,3 lần so với nhóm có mức độ hoạt động bệnh và tình trạng dinh dưỡng còn lại, p <0,05. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân mắc Sarcopenia trong số bệnh nhân VCSDK điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lên tới hơn 1/3. Việc kiểm soát tốt mức độ hoạt động bệnh VCSDK cũng như tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân VCSDK là vô cùng cần thiết trong việc giảm nguy cơ mắc Sarcopenia ở đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Valido A, Crespo CL, Pimentel-Santos FM. Muscle Evaluation in Axial Spondyloarthritis—The Evidence for Sarcopenia. Front Med (Lausanne). 2019;6:219. doi:10.3389/fmed.2019.00219
2. Cruz-Jentoft AJ, Bahat G, Bauer J, et al. Sarcopenia: revised European consensus on definition and diagnosis. Age Ageing. 2019;48(1): 16-31. doi:10.1093/ageing/afy169
3. El Maghraoui A, Ebo’o FB, Sadni S, Majjad A, Hamza T, Mounach A. Is there a relation between pre-sarcopenia, sarcopenia, cachexia and osteoporosis in patients with ankylosing spondylitis? BMC Musculoskelet Disord. 2016;17 (1):268. doi:10.1186/s12891-016-1155-z
4. Barone M, Viggiani M, Anelli M, et al. Sarcopenia in Patients with Rheumatic Diseases: Prevalence and Associated Risk Factors. JCM. 2018;7(12):504. doi:10.3390/jcm7120504
5. Shadmand Foumani Moghadam MR, Shahraki Jazinaki M, Rashidipour M, et al. Mini Nutrition Assessment‐Short Form score is associated with sarcopenia even among nourished people – A result of a feasibility study of a registry. Aging Medicine. 2023;6(3):264-271. doi:10.1002/agm2.12257
6. Salehhodin SN, Abdullah B, Yusoff A. Comparison Level of Handgrip Strength for the Three Categories among Male Athlete’s Artificial Wall Climbing and Factors WILL Affect. IJARBSS. 2018;7(14): Pages 272-285. doi:10.6007/ IJARBSS/v7-i14/3667
7. Chen LK, Liu LK, Woo J, et al. Sarcopenia in Asia: Consensus Report of the Asian Working Group for Sarcopenia. Journal of the American Medical Directors Association. 2014;15(2):95-101. doi:10.1016/j.jamda.2013.11.025
8. Liguori I, Curcio F, Russo G, et al. Risk of Malnutrition Evaluated by Mini Nutritional Assessment and Sarcopenia in Noninstitutionalized Elderly People. Nutr Clin Pract. 2018;33(6):879-886. doi:10.1002/ncp.10022