KẾT QUẢ TÁN SỎI THẬN QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TẠI BỆNH VIỆN 19-8, BỘ CÔNG AN

Trần Hoài Nam 1, Nguyễn Trần Thành 1
1 Bệnh viện 19-8, Bộ Công an

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 185 bệnh nhân được tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện 19-8 từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. Các bệnh nhân được theo dõi, thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tuổi trung bình 51,7 ± 13,6 tuổi; kích thước sỏi trung bình là 24,17 ± 7,6 mm. Vị trí sỏi thường gặp là sỏi bể thận 48,11% (89/185 BN); Tỷ lệ sạch sỏi sau tán lần 1 đạt 72,97%; 27,03% được tán sỏi qua da lần 2; tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng là 98,38%. Tỷ lệ tai biến, biến chứng 15,68%; bao gồm sốt sau phẫu thuật 14,60%; chảy máu phải truyền máu 0,54%; sốc nhiễm khuẩn 0,54%. Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp hiệu quả và an toàn trong điều trị sỏi thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Prezioso D, Di Martino M, Galasso R et al. Laboratory Assessment. Urol Int. 2007; 79 (1): 20–5.
2. Türk C, Knoll T, Petrik A et al. Guidelines on Urolithiasis. Arnhem (The Netherlands): European Association of Urology (EAU) 2013.
3. Wright A, Rukin N, Smith D, De la Rosette J, Somani B K. 'Mini, ultra, micro' - nomenclature and cost of these new minimally invasive percutaneous nephrolithotomy (PCNL) techniques. Ther Adv Urol. 2016;8(02):142–146.
4. Hoàng, V. T. ., Trần , Đức Q. ., Vũ , T. H. A. ., & Lê, V. H. . (2023). Kết quả tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp Chí Y học Việt Nam, 524(1A).
5. Nguyễn Minh An, Đặng Văn Hùng (2021), "Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020", Tạp chí Y học Việt Nam, 503 (2), pp. 66-70.
6. Nguyễn Nhật An, Lê Ánh Nguyệt, Cao Quyết Thắng, và cộng sự (2022), "Đánh giá kết quả tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ điều trị sỏi san hô tại Bệnh viện quân y 103", Tạp chí Y học Việt Nam, 519 - Tháng 10 - Số chuyên đề, pp. 3-10.
7. Jiang H, Yu Z, Chen L, et al (2017), "Minimally Invasive Percutaneous Nephrolithotomy versus Retrograde Intrarenal Surgery for Upper Urinary Stones: A Systematic Review and Meta-Analysis", Biomed Res Int, 2017.
8. Trương Văn Cẩn (2021), Nghiên cứu điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật lấy sỏi thận qua da trên thận đã mổ mở lấy sỏi, Luận án tiến sĩ y học.
9. Hoàng Long (2020), “Kết quả tán sỏi qua da qua đường hầm nhỏ tư thế nằm nghiêng dưới hướng dẫn của siêu âm”. Tạp chí nghiên cứu y học, 134(10).
10. Huỳnh Nguyễn Trường Vinh (2022), Đánh giá kết quả sớm điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Xuyên Á 2021-2022, Tạp chí y dươc học Cần Thơ, 55-2022.