MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Đoàn Thị Mai Thanh 1, Phí Thị Như Trang 1, Ngô Anh Vinh 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 107 bệnh nhi được chẩn đoán Lupus ban đỏ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Trẻ trai chiếm 14,1% và bệnh nhi là trẻ gái chiếm 85,9%. Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp là tổn thương thận (chiếm 100%) các trường hợp, tổn thương da và niêm mạc (71%) và viêm khớp (50,5%). Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu khi vào viện là 77,6% và có 74,8% bệnh nhi có thay đổi số lượng bạch cầu. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ bổ thể C3 giảm là 82,2% và nồng độ C4 giảm là 81,3%. Có 82,2% trường hợp có kháng thể kháng DNA dương tính và 59,8% trường hợp có kháng thể kháng nhân dương tính. Theo tiêu chuẩn SLEDAI: không có bệnh nhân có mức độ không hoạt tính, 0,9% trường hợp hoạt tính nhẹ, 8,4% trường hợp có hoạt tính trung bình và 72% có hoạt tính cao và 18,7% trường hợp có hoạt tính rất cao. Kết luận: các triệu chứng lâm sàng thường gặp là tổn thương thận, tổn thương da và niêm mạc, viêm khớp. Hầu hết bệnh nhân có giảm nồng độ bổ thể C3 và C4 và dương tính với  kháng thể kháng DNA. Hầu hết các trường hợp có hoạt tính cao theo tiêu chuẩn SLEDAI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sawada T, Fujimori D, Yamamoto Y (2019). Systemic lupus erythematosus and immunodeficiency. Immunol Med; 42:1.
2. Amaral B., Murphy G., Ioannou Y.et al (2014). A comparison of the outcome of adolescent and adult-onset systemic lupus erythematosus. Rheumatology,53(6), 1130-5.
2. Deborah M. Levy, MD MS FRCPC, Sylvia Kamphuis, MD Ph (2012). Systemic Lupus Erythematosus in Children and Adolescents. Pediatr Clin North Am; 59(2): 345–364.
3. Charras, E. Smith, M.D, and C.M. Hedrich (2021). Systemic Lupus Erythematosus in Children and Young People; Curr Rheumatol Rep, 23(3): 20.
4. Ramirez Gomez L.A., Uribe Uribe O, Osio Uribe O.et al (2008). Childhood systemic lupus erythematosus in Latin America. The GLADEL experience in 230 children. Lupus, 17(6), 596-604.
5. Thái Thiên Nam (2010). Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Nhi Trung ương: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương mô bệnh học và đánh giá kết quả điều trị ban đầu. Tạp chí Thông tin Y dược, Số 8, 18-22.
6. Đoàn Thị Thu Mỹ, Nguyễn Thị Út, Bùi Thị Mỹ Anh, Phạm Thị Thu Hiền (2018). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều tri của bệnh nhân viêm thận lupus được quản lý điều tri tại phòng khám Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018. Tạp Chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe Và Phát triển, 2(3).
7. Sulaiman M, Al-Mayouf (2017). Systemic lupus erythematosus in Saudi children: long-term outcomes. Int J Rheum Dis; 36(2), 56-60.
8. Chagas Medeiros MM, Bezerra MC, Braga FN et al (2016). Clinical and immunological aspects and outcome of a Brazilian cohort of 414 patients with systemic lupus erythematosus (SLE): comparison between childhood-onset, adult-onset, and late-onset SLE. Lupus; 25(4), 355 -63.
9. Phạm Văn Đếm, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thùy Liên và cộng sự (2018). Kết quả điều trị trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng thuuốc Steroid bằng Cyclosporin A tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN;34(1), 107-113.