TỶ LỆ NHIỄM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN GÂY NHIỄM LIÊN CẦU B Ở PHỤ NỮ MANG THAI

Nguyễn Thị Hải Yến 1, Lê Thị Anh Đào 2, Nguyễn Quảng Bắc3,
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai
2 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan gây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B(GSB) ở thai phụ từ 35-37 tuần tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là mô tả tiến cứu. Chẩn đoán thai kỳ mang GBS dựa vào nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn bằng mẫu dịch âm đạo ở thời điểm thai từ 35 đến 37 tuần. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy trong thời gian nghiên cứu có 290 sản phụ được làm xét nghiệm liên cầu nhóm B tại BVPSTW. Tỷ lệ sản phụ mang GBS trong thai kỳ là 20.7%, với một số đặc điểm liên quan như sau: thai phụ trong độ tuổi 25-29 chiếm đa số tỷ lệ 40.34%, thai phụ có trình độ học vấn "cao đẳng, đại học, sau đại học" có tỷ lệ cao nhất là 81.73%, phụ nữ trong nghiên cứu chưa đẻ lần nào và đã đẻ 1 lần có tỷ lệ xấp xỉ nhau với 37.24 % và 38.96 %. Tỷ lệ phụ nữ đã đẻ 2 lần trở lên chiếm 23.8 %. Kết luận: Tỷ lệ thai phụ bị nhiễm liên cầu nhóm B còn cao, chủ yếu liên quan đến hành vi vệ sinh của các thai phụ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Thị Kim Anh. Nghiên Cứu Bước Đầu Đánh Giá Tần Xuất Mắc Bệnh Nhiễm Khuẩn Đường Sinh Dục Dưới ở Phụ Nữ Đến Khám Tại Viện Bảo vệ Bà Mẹ- Trẻ Sơ Sinh. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.; 1994.
2. Lê Huy Chính. Cầu Khuẩn Gây Bệnh, Bài Giảng vi Sinh Y Học. Bộ môn Vi sinh vật, Trường Đại học Y Hà Nội; 2003.
3. Dương Thị Cương. Viêm đường sinh dục nữ, Bách khoa thư bệnh học. In: Tập II. nhà xuất bản Y học; 1993:tr 452-455.
4. Schrag SJ, Zell ER, Lynfield R, et al. A Population-Based Comparison of Strategies to Prevent Early-Onset Group B Streptococcal Disease in Neonates. N Engl J Med. 2002;347(4): 233-239. doi:10.1056/NEJMoa020205
5. Prevention C for DC and Prevention of perinatal group B streptococcal disease : a public health perspective. MMWR. 1996;45:1-24.
6. Bùi Thị Thu Hương. Tỷ Lệ Nhiễm Streptococccus Nhóm B Âm Đạo- Trực Tràng Trên Thai Kỳ Sinh Non và Một Số Yếu Tố Liên Quan. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.; 2010.
7. Nguyễn Khoa Nam. Tỷ lệ nhiễm Streptococcus nhóm B âm đạo - trực tràng của các thai phụ và các yếu tố liên quan. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú- chuyên nghành Sản phụ khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; 2006.
8. Khan MA, Faiz A, Ashshi AM. Maternal colonization of group B streptococcus: prevalence, associated factors and antimicrobial resistance. Ann Saudi Med. 2015;35(6): 423-427. doi: 10.5144/ 0256-4947.2015.423
9. Lekala LM, Mavenyengwa RT, Moyo SR, et al. Risk factors associated with groupB streptococcus colonization and their effect on pregnancy outcome. J Gynecol Obstet. 2015;3(6): 121-128.
10. Valkenburg-van den Berg AW, Sprij AJ, Oostvogel PM, et al. Prevalence of colonisation with group B Streptococci in pregnant women of a multi-ethnic population in The Netherlands. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2006;124(2):178-183. doi:10.1016/j.ejogrb.2005.06.007