MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Đinh Thị Mai 1, Vũ Thị Hạnh 1, Nguyễn Thị Thanh Tú 1, Nguyễn Thanh Thủy 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tăng huyết áp tại khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2022. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 454 bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp từ tháng 1/2022 đến 12/2022. Kết quả và kết luận: Triệu chứng lâm sàng theo Y học hiện đại thường gặp: mất ngủ (71,4%), chóng mặt (54,8%), hoa mắt (54,6%), đau đầu (52,4%). Huyết áp trung bình lúc vào viện là 98,8 ± 12,6 mmHg. Thể bệnh lâm sàng theo y học cổ truyền: can thận âm hư (72,0%), âm dương lưỡng hư (2,9%). Các xét nghiệm được làm nhiều nhất là điện tâm đồ (90,3%), Xquang ngực thẳng (77,1%), creatinin máu (71,8%), tổng phân tích nước tiểu (68,3%). Soi đáy mắt ít được làm nhất (0,7%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Thị Vân Anh, et al. Thực trạng tăng huyết áp và nguy cơ ngã ở người cao tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2021;143.7:142-151.
2. Phạm Mạnh Hùng. Chương IV Tim mạch dự phòng, Phần I Tăng huyết áp. Lâm sàng Tim mạch học; 2019:168-216
3. Khuyến cáo của Phân hội Tăng huyết áp - Hội Tim mạch học Việt Nam (VSH/VNHA) về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2022. http://www.vnha.org.vn/congress12.asp?hoinghi=25
4. Nguyễn Văn Quỳnh. Mối liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và quá trình điều trị với các biến chứng của tăng huyết áp nguyên phát. Tạp chí Y học thực hành. 2003; 459 (9): 30-33.
5. Nguyễn Văn Toại (2010) Đánh giá tác dụng hạ áp trong tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn 1 bằng châm rãnh hạ áp trên loa tai. Tạp chí y học thực hành. 2010; 714(4):92-94
6. Nguyen TT, Hoang MV. Non-communicable diseases, food and nutrition in Vietnam from 1975 to 2015: the burden and national response. Asia Pac J Clin Nutr. 2018;27(1):19-28.
7. Patricia M Kearney MD (2005), Megan Whelton BS, Kristi Reynolds PhD. Global burden of hypertension: analysis of worldwide data. The Lancet. 2005;365(9455): 217-223. doi: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(05)17741-1
8. U.S. Department of Health and Human Services. Health, United States, 2007: with chartbook on trends in the health of americans. 2007. Accessed May 4, 2023. https://www. ncbi.nlm.nih. gov/books/ NBK21014/ pdf/ Bookshelf_NBK21014.pdf
9. World Health Organization. World Health Statistics 2022 Monitoring health for the SDGs, sustainable development goals; 2022:8
10. World Health Organization. A global brief on Hypertension World Health Day 2013;2013:9-10