HIỆU QUẢ CẤY GHÉP IMPLANT TỨC THÌ VÙNG THẨM MỸ: TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM

Nguyễn Phú Thắng 1, La Đình Vinh 1,, Hoàng Thị Hải Vân 1, Đỗ Sơn Tùng 1, Phan Thị Bích Hạnh 2, Nguyễn Đức Hoàng 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả các phương pháp cấy ghép implant tức thì vùng thẩm mỹ sử dụng một trong ba phương pháp: ghép xương hai vùng (Dual-zone), ghép mô liên kết (connective tissue graft) và kỹ thuật socket-shield (Kỹ thuật nhổ răng bán phần). Phương pháp: Tổng quan luận điểm với các nghiên cứu được tìm thấy trên các cơ sở dữ liệu điện tử PubMed và Embase. Các thông số đầu ra được quan tâm gồm thông số về tỉ lệ tồn tại của implant, sự thay đổi chiều cao bản xương ngoài (MBBC) và chỉ số thẩm mỹ hồng (PES). Kết quả: Có tổng cộng 17 nghiên cứu thực hiện ba kỹ thuật implant tức thì vùng thẩm mỹ. Cả ba kỹ thuật: ghép mô mềm, socket shield và dual-zone đều đem lại hiệu quả trong cấy ghép implant. Kỹ thuật socket-shield cho tỉ lệ tồn tại của implant cao nhất trong ba kỹ thuật với 100% tỉ lệ tồn tại ở tất cả các nghiên cứu. Kỹ thuật ghép mô liên kết cho kết quả thẩm mỹ hồng tốt nhất PES trung bình từ 12,1 ± 1,28 tới 12,5 ± 1,37. Kỹ thuật Dual-zone còn chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng so sánh với các phương pháp khác. Kết luận: Cả ba kỹ thuật socket-shield, dual zone và ghép mô liên kết đều có thể được áp dụng hiệu quả trong cấy ghép implant tức thì vùng thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chu S, Salama M, Salama H, et al. The dual-zone therapeutic concept of managing immediate implant placement and provisional restoration in anterior extraction sockets. Compend Contin Educ Dent Jamesburg NJ 1995. 2012;33:524-532, 534.
2. Kumar PR, Kher U. Shield the socket: Procedure, case report and classification. J Indian Soc Periodontol. 2018;22(3):266-272. doi: 10.4103/ jisp.jisp_78_18
3. Wanis RW, Hosny MM, ElNahass H. Clinical evaluation of the buccal aspect around immediate implant using dual zone therapeutic concept versus buccal gap fill to bone level: A randomized controlled clinical trial. Clin Implant Dent Relat Res. 2022;24(3):307-319. doi:10.1111/cid.13091
4. Zembić A, Glauser R, Khraisat A, Hämmerle CHF. Immediate vs. early loading of dental implants: 3-year results of a randomized controlled clinical trial. Clin Oral Implants Res. 2010;21(5): 481-489. doi: 10.1111/j.1600-0501. 2009.01898.x
5. Atieh MA, Shah M, Abdulkareem M, AlQahtani HA, Alsabeeha NHM. The socket shield technique for immediate implant placement: A systematic review and meta-analysis. J Esthet Restor Dent Off Publ Am Acad Esthet Dent Al. 2021;33(8): 1186-1200. doi: 10.1111/ jerd.12812
6. Sun C, Zhao J, Liu Z, et al. Comparing conventional flap-less immediate implantation and socket-shield technique for esthetic and clinical outcomes: A randomized clinical study. Clin Oral Implants Res. 2020; 31(2): 181-191. doi: 10.1111/clr.13554
7. Abd-Elrahman A, Shaheen M, Askar N, Atef M. Socket shield technique vs conventional immediate implant placement with immediate temporization. Randomized clinical trial. Clin Implant Dent Relat Res. 2020; 22(5):602-611. doi:10.1111/cid.12938
8. Puisys A, Deikuviene J, Vindasiute-Narbute E, Razukevicus D, Zvirblis T, Linkevicius T. Connective tissue graft vs porcine collagen matrix after immediate implant placement in esthetic area: A randomized clinical trial. Clin Implant Dent Relat Res. 2022;24(2): 141-150. doi:10.1111/ cid.13058