ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHỮNG SẢN PHỤ CÓ SẸO PHẪU THUẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN 198

Phùng Văn Huệ 1,, Phạm Huy Hiền Hào 2, Nguyễn Văn Hải 3, Đinh Thị Xuân Nhi 4
1 Bệnh viện 198
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103
4 Đại học Y Quốc gia Odessa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những sản phụ có sẹo phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện 198. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các sản phụ có tiền sử sinh bằng phương pháp phẫu thuật lấy thai một lần đến sinh tại bệnh viện 198 có chỉ định theo dõi sinh thường từ năm 2018 đến 2022. Kết quả: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu đa số nằm trong độ tuổi sinh sản từ 20 -35 tuổi chiếm 95,5% với độ tuổi trung bình là 30,04 ± 3,1. Sản phụ bắt đầu theo dõi sinh thường chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm tuổi thai <35 tuần chiếm 78,9%. Sản phụ nhập viện cổ tử cung đã mở 2-3cm chiếm tỉ lệ cao nhất là 45,1%, với 46,6% cơn co tử cung đạt tần số 1-2. Khoảng cách giữa lần mổ lấy thai trước và mang thai lần này: Đa số là > 36 tháng chiếm 51,2%. Trung bình: 46,12± 18,75 tháng, thấp nhất là 12 tháng. Trọng lượng thai nhi 3000-3700 gram chiếm tỉ lệ cao nhất 59,4%. BMI trung bình của đối tượng nghiên cứu là 24,82 ± 2,7, cao nhất là 32,46. Kết luận: Sản phụ có sẹo phẫu thuật lấy thai lần một có thể theo dõi sinh thường nếu đủ điều kiện. Phẫu thuật viên mổ lần đầu là người tư vấn tốt nhất cho lựa chọn phương pháp sinh lần sau cho sản phụ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hiền (2017). Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thại tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Trần Văn Quang (2020). Nghiên cứu về thực trạng phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. W. Zhan, J. Zhu, X. Hua và cộng sự (2021). Epidemiology of uterine rupture among pregnant women in China and development of a risk prediction model: analysis of data from a multicentre, cross-sectional study. BMJ Open, 11 (11), e054540.
4. E. S. Miller, A. Sakowicz, E. A. Donelan và cộng sự (2015). Does midtrimester cervical length aid in predicting vaginal birth after cesarean? American Journal of Obstetrics & Gynecology, 212 (6), 791.e791-791.e794.
5. I. A. Abdelazim, A. A. Elbiaa, M. Al-Kadi và cộng sự (2014). Maternal and obstetrical factors associated with a successful trial of vaginal birth after cesarean section. J Turk Ger Gynecol Assoc, 15 (4), 245-249.
6. Đỗ Quang Mai (2007). Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai ở sản phụ con so tại bệnh viện phụ sản trung ương trong 2 năm 1996 và 2006, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
7. J. Rao, D. Fan, H. Ma và cộng sự (2022). Is there an optimal inter-delivery interval in women who underwent trial of labor after cesarean delivery (TOLAC)? Reproductive Health, 19 (1), 14.
8. G. Levin, A. Tsur, L. Tenenbaum và cộng sự (2022). Prediction of vaginal birth after cesarean for labor dystocia by sonographic estimated fetal weight. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 158 (1), 50-56.