GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN UNG THƯ HỐC MIỆNG

Lê Bá Khánh Trang 1,, Huỳnh Quang Huy 1
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề. Ung thư hốc miệng là ung thư đầu cổ thường gặp. Hiện tại, CT vẫn là một phương tiện hình ảnh đầu tay trong chẩn đoán ung thư hốc miệng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định đặc điểm hình ảnh và giá trị của CT trong đánh giá giai đoạn ung thư hốc miệng.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 172 bệnh nhân ung thư hốc miệng có giải phẫu bệnh carcinoma tế bào gai, điều trị tại khoa Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2023 đến 11/2023. Bệnh nhân được chụp CT trước mổ và xếp giai đoạn bệnh theo Hệ thống phân giai đoạn TNM của AJCC bản thứ 8. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ chính xác của CT. Kết quả: Nghiên cứu có 132 nam và 40 nữ. Tuổi mắc bệnh trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 57. Lưỡi là vị trí hay gặp nhất với 66,3%. DOI trung bình ghi nhận là 14,03 ± 6,8mm, trên giải phẫu bệnh là 12,70 ± 5,64mm. Hạch xâm lấn vỏ bao tương ứng với giai đoạn N3 có 31 trường hợp chiếm 18,02%. DOI trên CT có sự tương quan mạnh với DOI trên giải phẫu bệnh, với hệ số tương quan là 0,975 (p < 0,001). Độ chính xác của CT trong chẩn đoán xếp giai đoạn bướu: 83,72%, chẩn đoán giai đoạn hạch là 76,16%. Xếp giai đoạn dựa trên CT có sự tương hợp mạnh với kết quả xếp giai đoạn TNM dựa trên giải phẫu bệnh với kappa = 0,83 (p< 0,0001). Kết luận: CT có thể xác định chính xác chỉ số DOI, có có sự tương hợp mạnh với kết quả xếp giai đoạn TNM dựa trên giải phẫu bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shaw RJ, Lowe D, Woolgar JA, et al. Extracapsular spread in oral squamous cell carcinoma. Head & neck. Jun 2010;32(6):714-22. doi:10.1002/hed.21244
2. Lee MK, Choi Y. Correlation between radiologic depth of invasion and pathologic depth of invasion in oral cavity squamous cell carcinoma: A systematic review and meta-analysis. Oral Oncol. Jan 2023;136:106249. doi:10.1016/ j.oraloncology. 2022.106249
3. Bùi Thị Thanh Tâm HQH. nghiên cứu vai trò của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán ung thư lưỡi. điện quang & Y học hạt nhân Việt Nam. 2021;42:37-42.
4. Qureshi TA, Wasif M, Awan MS, Muhammad AY, Mughal A, Ameen A. Role of contrast enhanced computed tomography in assessing cervical lymph node metastases in oral cavity squamous cell carcinoma. JPMA The Journal of the Pakistan Medical Association. Mar 2021;71(3):826-829. doi:10.47391/jpma.594
5. Okeke U-A, Ajike S-O, Saheeb B-D, Igashi J-B. Efficacy of Computed Tomography and Ultrasonography in Diagnosis of Metastatic Cervical Lymph Nodes in Orofacial Cancer. Iran J Otorhinolaryngol. 2021;33(117):201-208. doi:10.22038/ijorl.2021.49018.2628
6. Almulla A, Noel CW, Lu L, et al. Radiologic-Pathologic Correlation of Extranodal Extension in Patients With Squamous Cell Carcinoma of the Oral Cavity: Implications for Future Editions of the TNM Classification. Int J Radiat Oncol Biol Phys. Nov 15 2018;102(4):698-708. doi:10.1016/ j.ijrobp.2018.05.020
7. Rabie ER SC. The Correlation between Clinical and Pathological Lymph Node Status in Oral Squamous Cell Carcinoma. Oral Cancer Research. 2021:49-56.