KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT NANG ỐNG NIỆU RỐN LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu cho thấy được các đặc điểm lâm sang, cận lâm sàng và kết quả của phẫu thuật nội soi cắt nang ống niệu rốn lành tính tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, qua nghiên cứu hồi cứu trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán nang niệu rốn và được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 33.1 với nhóm tuổi hay mắc bệnh nhất là từ 21 đến 40 tuổi, tỷ lệ nam và nữ xấp xỉ 2/1. Có 5 nhóm triệu chứng chính khiên bệnh nhân phải nhập viện lần lượt là chảy dịch quanh rốn và đau bụng quanh rốn chiếm 27.5%, chảy dịch vàng ở rốn chiếm 25%, triệu chứng đau bụng chiếm 22.5% và bệnh nhân tự sờ thấy khối ở rốn và rối loạn tiểu tiện có tỷ lệ là 7.5%. Về cận lâm sàng, tỷ lệ chẩn đoán nang ống niệu rốn bằng siêu âm là 82.5% và bằng chụp cắt lớp vi tính là 77.5%, trong nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ chẩn đoán chính xác nang ống niệu rốn bằng siêu âm và cắt lớp vi tính là không có ý nghĩa thống kê với p>0.05. Về phẫu thuật nội soi cắt nang ống niêu rốn, thời gian trung bình của phẫu thuật là 68.8±31.4 phút, thời gian nằm viện sau phẫu thuật là 5.65±1.69 ngày, biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng vết mổ chiếm 5%. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều có kết quả giải phẫu bệnh là lành tính và không có biến chứng ung thư hóa.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Yu JS, Kim KW, Lee HJ, Lee YJ, Yoon CS, Kim MJ. Urachal remnant diseases: spectrum of CT and US findings. Radiographics. 2001;21(2): 451-461.
3. Trần Lê Linh Phương, Nguyễn Tấn Trung, Nguyễn Đức Hùng. Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý ống niệu rốn. Tạp chí y học Việt Nam. 2019. 481:141-147.
4. Elkbuli A, Kinslow K, Ehrhardt Jr JD, Hai S, McKenney M, Boneva D. Surgical management for an infected urachal cyst in an adult: Case report and literature review. International journal of surgery case reports. 2019. 57:130-133.
5. Yoo KH, Lee SJ, Chang SG. Treatment of Infected Urachal Cysts. Yonsei Med J. 2006;47(3):423-427.
6. Nguyễn Đình Liên, Nguyễn Hoài Bắc, Phan Nhật Quang. Kết quả ban đầu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý tồn tại ống niệu rốn tại bệnh viện đại học bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kỷ yếu hội nghị khoa học thường niên lần thứ XIII, VUNA - Lần thứ V, VUNA - NORTH. 2019.218 - 226.
7. Trần Lê Linh Phương, Nguyễn Tấn Trung, Nguyễn Đức Hùng. Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý ống niệu rốn. Tạp chí y học Việt Nam. 2019. 481:141-147.
8. Choi YJ, Kim JM, Ahn SY, Oh JT, Han SW, Lee JS. Urachal Anomalies in Children: A Single Center Experience. Yonsei Med J. 2006;47(6):782-786.
9. Cilento BG, Bauer SB, Retik AB, Peters CA, Atala A. Urachal anomalies: defining the best diagnostic modality. Urology.1998;52(1):120-122.
10. Liu Z, Yu X, Hu J, Li F, Wang S. Umbilicus-sparing laparoscopic versus open approach for treating symptomatic urachal remnants in adults. Medicine (Baltimore). 2018;97(26):e11043