KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY GÓC HÀM DƯỚI BẰNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2022-2023

Khiemdaovong Silisone 1, Phạm Hoàng Tuấn 2,, Đặng Triệu Hùng 1, Nguyễn Đức Hoàng 1, Vương Trọng Thanh Ba1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật kết hợp xương gãy góc hàm dưới bằng nẹp vít tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Là các bệnh nhân được chẩn đoán gãy góc xương hàm dưới và được phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023. Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh. Kích thước cỡ mẫu là 40 bệnh nhân. Tiến hành thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến nghiên cứu dựa trên bệnh án, phim chụp Xquang cần thiết cho chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị, theo dõi sau mổ, đánh giá khi bệnh nhân tại thời điểm bệnh nhân sau mổ 1 tuần, sau khi tháo cố định hàm và khi hẹn tái khám sau 3 tháng. Kết quả: gãy góc hàm XHD chủ yếu gặp ở nam giới chiếm tỷ lệ 75%; nhóm tuổi thường gặp là 20-40 tuổi. Tuổi trung bình là 27,4 ± 11,4 tuổi; tuổi nhỏ nhất là 5 và lớn nhất là 60 tuổi. Đánh giá kết quả điều trị sau mổ 1 tuần có 80% số bệnh nhân đạt kết quả tốt; sau khi tháo cố định hàm có 90% số bệnh nhân đạt kết quả tốt; sau mổ 3 tháng có 92,5% số bệnh nhân đạt kết quả tốt và 0 có trường hợp bệnh nhân đạt kết quả kém tại cả 3 thời điểm đánh giá. Hai biến chứng thường gặp nhất sau mổ 1 tuần là nhiễm trùng và tê bì môi dưới. Có 2/40 trường hợp (5%) có biến chứng sau 3 tháng phẫu thuật. Kết luận: Điều trị phẫu thuật gãy góc hàm xương hàm dưới bằng nẹp vít cho thấy hiệu quả lành thương rất tốt, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt cho bệnh nhân sau mổ. Cần lưu ý các biến chứng có thể gặp phải trong quá trình điều trị để có thể phòng ngừa và xử trí kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Trường TMD. Tình hình chấn thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội trong 11 năm từ 1988 – 1998. Tạp chí Y Học Việt Nam. 1999;(10–11):71–3.
2. Chen CL ZJ, Patel R, Branham G. Complications and Reoperations in Mandibular Angle Fractures. JAMA Facial Plast Surg. 2018 May 1;20(3):238–43.
3. Ellis E WL. Treatment of mandibular angle fractures using two noncompression miniplates. J Oral Maxillofac Surg Off J Am Assoc Oral Maxillofac Surg. 1994 Oct;52(10):1032–6; discussion 1036-1037.
4. Paza AO AA, Passeri LA. Analysis of 115 mandibular angle fractures. Journal of Oral and maxillofacial surgery, vol 66 (1). 2008; pp.6 - 73.