ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI CẦN HỖ TRỢ HÔ HẤP Ở TRẺ NHIỄM SARS-COV-2 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2021-2022

Phan Nhất Vy1,, Đỗ Châu Việt 2, Phạm Thị Minh Hồng 1
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ nhiễm SARS-CoV-2 được chẩn đoán viêm phổi và cần hỗ trợ hô hấp. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 127 trẻ nhiễm SARS-CoV-2 có viêm phổi cần hỗ trợ hô hấp được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2021 đến 31/12/2022. Kết quả: Trong 127 trẻ nhiễm SARS-COV-2, trẻ ≥ 60 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (48%). Tỷ lệ nam/nữ là 1,7/1. Trẻ có bệnh nền chiếm 40,2%, béo phì 16,7%. Có 22,8% trẻ nhiễm SARS-CoV-2 ở mức độ trung bình, 56,7% ở mức độ nặng và 20,5% ở mức độ nguy kịch. Triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng thường gặp là co lõm ngực (92,1%), sốt (85%), ho (81,1%), thở nhanh (63,8%). SpO2 trung vị là 86,9%. Không ghi nhận có ran phổi 70,1%. Có 34,6% trẻ có số lượng bạch cầu lympho giảm theo tuổi. Tăng D-dimer, Ferritin, CRP, AST và ALT lần lượt gặp trong 79,3%, 75,3%, 43,7%, 18,1% và 7,9% các trường hợp. Tổn thương thường gặp nhất trên X quang ngực là đông đặc phổi (41,7%), thâm nhiễm phế nang (33,9%) và thâm nhiễm mô kẽ (22,8%). Có 31,5% trẻ cần thở oxy qua cannula mũi, 41,7% thở NCPAP và 26,8% thở máy. Thời gian trung vị cần hỗ trợ hô hấp là 6,8 ngày. Có 24 trẻ tử vong (18,9%). Kết luận: Trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 bị viêm phổi cần hỗ trợ hô hấp có tỷ lệ tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyen P. N. T., Thuc T. T., Hung N. T., et al. Risk factors for disease severity and mortality of children with COVID-19: A study at a Vietnamese Children's hospital. J Infect Chemother. 2022; 28 (10): 1380-1386.
2. Fuller C. C., Cosgrove A., Shinde M., et al. Treatment and care received by children hospitalized with COVID-19 in a large hospital network in the United States, February 2020 to September 2021. PLoS One. 2023; 18 (7): e0288284.
3. Gotzinger F., Santiago-Garcia B., Noguera-Julian A., et al. COVID-19 in children and adolescents in Europe: a multinational, multicentre cohort study. Lancet Child Adolesc Health. 2020; 4 (9): 653-661.
4. Graff K., Smith C., Silveira L., et al. Risk Factors for Severe COVID-19 in Children. Pediatr Infect Dis J. 2021; 40 (4): e137-e145.
5. Irfan O., Muttalib F., Tang K., et al. Clinical characteristics, treatment and outcomes of paediatric COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Arch Dis Child. 2021; 106 (5): 440-8.
6. Jia Z., Yan X., Gao L. et al. Comparison of Clinical Characteristics Among COVID-19 and Non-COVID-19 Pediatric Pneumonias: A Multicenter Cross-Sectional Study. Front Cell Infect Microbiol. 2021; 11: 663884.
7. Sacco V., Rauch B., Gar C., et al. Overweight/obesity as the potentially most important lifestyle factor associated with signs of pneumonia in COVID-19. PLoS One. 2020; 15 (11): e0237799.
8. Zachariah P., Johnson C. L., Halabi K. C., et al. Epidemiology, Clinical Features, and Disease Severity in Patients With Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) in a Children's Hospital in New York City, New York. JAMA Pediatr. 2020; 174 (10): e202430.