SÀNG LỌC RỐI LOẠN NUỐT TẠI GIƯỜNG CHO NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO CẤP THEO THANG ĐIỂM GUSS

Nguyễn Thị Thu Hiền 1,, Lê Thanh Tùng 2, Trần Hữu Thông 1,2, Ngô Đức Hùng 3, Đặng Tuấn Dũng 1, Phạm Xuân Thắng 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn nuốt theo thang điểm GUSS và một số yếu tố liên quan ở người bệnh nhồi máu não cấp. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Phương pháp nghiên cứu: 992 người bệnh nhồi máu não cấp điều trị nội trú tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai được sàng lọc rối loạn nuốt bằng thang điểm GUSS. Các yếu tố liên quan đến rối loạn nuốt được phân tích đơn biến và hồi quy logistic đa biến. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn nuốt ở người bệnh nhồi máu não là 71,5%. Rối loạn nuốt nhẹ chiếm 37,9%, rối loạn nuốt nặng và trung bình lần lượt là 22,2% và 11,4%, trong đó có 43,4% (308/709) người bệnh cần nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày. Có mối liên quan giữa rối loạn nuốt với một số yếu tố như nhóm tuổi ≥ 70 tuổi (p < 0,01), vị trí tổn thương tại thân não (p < 0,01), rối loạn giao tiếp (OR = 1,5; 95% CI: 1,0 – 2,1) (p = 0,03), liệt mặt (OR = 17,0; 95% CI: 11,5 – 25,1) (p <0,01), tiền sử đột quỵ (OR=1,7; 95% CI: 1,1 – 2,8) (p = 0,02). Kết luận và khuyến nghị: tỉ lệ rối loạn nuốt cao ở người bệnh nhồi máu não cấp tính. Các chiến lược quản lý và can thiệp cần tập trung nhiều hơn vào nhóm người bệnh lớn tuối, đột quỵ thân não, rối loạn giao tiếp và liệt mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Feigin, V. L., Brainin, M., Norrving, B., Martins, S., Sacco, R. L., Hacke, W., Fisher, M., Pandian, J., & Lindsay, P. (2022). World Stroke Organization (WSO): Global Stroke Fact Sheet 2022. International journal of stroke: official journal of the International Stroke Society, 17(1), 18–29. https://doi.org/10.1177/ 17474930211065917
2. Arnold, M., Liesirova, K., Broeg-Morvay, A., Meisterernst, J., Schlager, M., Mono, M. L.,... Sarikaya, H. (2016). Dysphagia in Acute Stroke: Incidence, Burden and Impact on Clinical Outcome. PLoS One, 11(2), e0148424. doi: 10.1371/journal.pone.0148424
3. Powers, W. J., Rabinstein, A. A., Ackerson, T., Adeoye, O. M., Bambakidis, N. C., Becker, K.,... Tirschwell, D. L. (2018). 2018 Guidelines for the Early Management of Patients with Acute Ischemic Stroke: A Guideline for Healthcare Professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 49(3), e46-e110. doi:10.1161/ str.0000000000000158
4. Al-Khaled, M., Matthis, C., Binder, A., Mudter, J., Schattschneider, J., Pulkowski, U.,... Royl, G. (2016). Dysphagia in Patients with Acute Ischemic Stroke: Early Dysphagia Screening May Reduce Stroke-Related Pneumonia and Improve Stroke Outcomes. Cerebrovasc Dis, 42(1-2), 81-89. doi:10.1159/000445299
5. Ko, N., Lee, H. H., Sohn, M. K., Kim, D. Y., Shin, Y. I., Oh, G. J.,... Kim, Y. H. (2021). Status Of Dysphagia After Ischemic Stroke: A Korean Nationwide Study. Arch Phys Med Rehabil, 102(12), 2343-2352.e2343. doi: 10.1016/ j.apmr.2021. 07.788
6. Zhang, M., Li, C., Zhang, F., Han, X., Yang, Q., Lin, T.,... Dou, Z. (2021). Prevalence of Dysphagia in China: An Epidemiological Survey of 5943 Participants. Dysphagia, 36(3), 339-350. doi:10.1007/s00455-020-10138-7
7. Saitoh, E., Pongpipatpaiboon, K., Inamoto, Y., & Kagaya, H. J. S. S. N. (2018). Dysphagia evaluation and treatment. from the Perspective of Rehabilitation Medicine, Springer Nature, Singapore, 2018.
8. Yang, C., & Pan, Y. (2022). Risk factors of dysphagia in patients with ischemic stroke: A meta-analysis and systematic review. PLoS One, 17(6), e0270096. doi: 10.1371/journal.pone. 0270096