MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ SẮT HUYẾT THANH, FERRITIN VỚI BỆNH LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sắt là một trong những vi chất cần thiết cho các chức năng tế bào để có thể đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Tuy nhiên ngoài những tác động tích cực, việc quá tải sắt trong cơ thể gây ra stress oxy hóa, có thể dẫn đến tình trạng đề kháng insulin, cũng như suy giảm chức năng tế bào β của tuyến tụy. Điều này có thể trở thành con dao 2 lưỡi trong thai kỳ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh, ferritin với bệnh lý ĐTĐTK. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh – chứng (1:2) trên 192 thai phụ có tuổi thai từ 24 – 28 tuần đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 04/2021 (trong đó 64 thai phụ chẩn đoán có ĐTĐTK và 128 thai phụ không có ĐTĐTK theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2018). Mẫu máu lúc đói trong nghiệm pháp dung nạp glucose 75g được sử dụng để định lượng sắt huyết thanh và ferritin. Kết quả: Nhóm thai phụ có nồng độ ferritin ≥ 30ng/mL có nguy cơ mắc ĐTĐTK gấp 5,04 lần so với thai phụ có nồng độ ferritin < 15 ng/mL, p < 0,05. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh và bệnh lý ĐTĐTK, nồng độ ferritin cao có liên quan đến nguy cơ mắc ĐTĐTK.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường thai kỳ, sắt huyết thanh, ferritin, nghiệm pháp dung nạp glucose 75g – 2h
Tài liệu tham khảo
2. Amiri F N, Basirat Z, et al (2013). "Comparison of the serum iron, ferritin levels and total iron-binding capacity between pregnant women with and without gestational diabetes", J Nat Sci Biol Med, 4 (2), pp. 302-305.
3. Faranak S, Amir Z (2010). "Serum ferritin concentration in gestational diabetes mellitus and risk of subsequent development of early postpartum diabetes mellitus", Diabetes Metab Syndr Obes, 3, pp. 413-419.
4. Kale S D, Kulkarni S, et al (2005). "Characteristics of gestational diabetic mothers and their babies in an Indian diabetes clinic", JAPI, 53, pp. 857-863.
5. Preeti C, Parijat G, et al (2020). "Association of Maternal Serum Ferritin Level in Gestational Diabetes Mellitus and its Effect on Cord Blood Hemoglobin", International Journal of Contemporary Medical Research, 7 (1), pp. A1-A4.
6. Soheilykhah S, Mojibian M, et al (2017). "Serum ferritin concentration in early pregnancy and risk of subsequent development of gestational diabetes: A prospective study", International Journal of Reproductive BioMedicine, 15 (3), pp. 155-160.
7. Wang Z, Fan H B, et al (2018). "Correlation between plasma ferritin level and gestational diabetes mellitus and its impact on fetal macrosomia", Journal Diabetes Investigation, 9 (6), pp. 1354-1359.
8. Zein S, Rachidi S, et al (2015). "High iron level in early pregnancy increased glucose intolerance", J Trace Elem Med Biol, 30, pp. 220-225.