KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHUYỂN THẦN KINH KÉP ĐIỀU TRỊ MẤT GẤP KHUỶU DO LIỆT CAO ĐÁM RỐI ĐÁM RỐI THÂN KINH CÁNH TAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Vỳ Văn Đối 1,, Nguyễn Việt Nam 1, Trần Chiến 1, Nhâm Quang Trường 1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển thần kinh kép điều trị mất gấp khuỷu do liệt cao đám rối thần kinh cánh tay tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 21 bệnh nhân được chẩn đoán xác định liệt cao do nhổ, đứt các rễ trên (C5, C6 ± C7) đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương được phẫu thuật chuyển thần kinh kép để phục hồi gấp khuỷu từ tháng 06/2018 đến 06/2023 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Thời điểm phẫu thuật trung bình: 5 tháng (2- 10 tháng), thời gian đánh giá cuối sau phẫu thuật trung bình 48,3 tháng (24 – 68 tháng). Kết quả: Tất cả đều có sức cơ M0 trước phẫu thuật. Gấp khuỷu đạt sức cơ M4 là 100%, nâng tạ: 9,3 ± 1,6 kg, góc gấp khuỷu: 134,3 ± 6,9°, kết quả rất tốt và tốt: 100%. Hiện tương rối loạn cảm giác và yếu vận động các cơ ở cẳng tay và bàn tay phục hồi và không để lại di chứng nào ở tất cả bệnh nhân. Kết luận: Phương pháp chuyển thần kinh kép phục hồi gấp khuỷu cho kết quả tốt, thời gian tái phân bố thần kinh sớm, sức gấp khuỷu khỏe, không để lại di chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Đoàn (2012), "Kết quả bước đầu chuyển TK kép phục hồi gấp khuỷu điều trị liệt cao đám rối thần kinh cánh tay", Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, 3, pp. 15-22.
2. Lâm Khánh và cộng sự (2019), "Nghiên cúu giá trị chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởn từ và điện thần kinh trong chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương", Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ quốc phòng. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
3. Nguyễn Văn Phú (2020), "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyển thần kinh để phục hồi gấp khuỷu và giạng vai trong điều trị tổn thương nhổ, đứt các rễ trên của đám rối cánh tay", Luận án tiến sĩ y học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
4. Maurya S, Bhatti T S, Mukherjee M K, et al (2008), "Multiple nerve transfers for the reanimation of shoulder and elbow functions in irreparable C5, C6 and upper truncal lesions of the brachial plexus", Indian Journal of Neurotrauma, 05 (02), tr. 95, pp. 95-104.
5. Oberlin C. B D, Leechavengvongs S., et al. (1994), "Nerve transfer to biceps muscle using a part of ulnar nerve for C5-C6 avulsion of the brachial plexus: anatomical study and report of four cases", The Journal of Hand Surgery, 19 (2), pp. 232-237.
6. Chia D S Y, Doi K, Hattori Y, et al (2020), "Elbow flexion strength and contractile activity after partial ulnar nerve or intercostal nerve transfers for brachial plexus injuries", Journal of hand surgery, 45 (8), pp. 818-826.
7. de Azevedo F A S, Abdouni Y A, Ogawa G, et al (2019), "Functional Outcome of Oberlin Procedure", Acta Ortop Bras, 27 (6), pp. 294-297.
8. Donnelly M R, Rezzadeh K T, Vieira D, et al (2020), "Is one nerve transfer enough? A systematic review and pooled analysis comparing ulnar fascicular nerve transfer and double ulnar and median fascicular nerve transfer for restoration of elbow flexion after traumatic brachial plexus injury", Microsurgery, 40 (3), pp. 361-369.
9. Forli A, Bouyer M, Aribert M, et al (2017), "Upper limb nerve transfers: A review", Hand Surg Rehabil, 36 (3), pp. 151-172.
10. Goubier J N, Teboul F (2007), "Technique of the double nerve transfer to recover elbow flexion in C5, C6, or C5 to C7 brachial plexus palsy", Tech Hand Up Extrem Surg, 11 (1), pp. 15-17.