NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NÉN STONEBYE TRÊN THỰC NGHIỆM

Phan Huy Quyết1, Nguyễn Kim Ngọc 2, Nguyễn Ngọc Hương Trà2, Nguyễn Thị Thu Hà2,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của viên nén STONEBYE trên thực nghiệm. Phương pháp: Nghiên cứu độc tính cấp được tiến hành trên chuột nhắt trắng theo hướng dẫn của WHO. Độc tính bán trường diễn tiến hành trên chuột cống trắng được uống viên nén STONEBYE liều 0,48 viên/kg/ngày và 1,44 viên/kg/ngày trong vòng 90 ngày liên tục. Kết quả: Viên nén STONEBYE ở liều 45 viên/kg (gấp 46,87 lần liều dùng dự kiến trên người) không gây độc tính cấp và chưa xác định được LD50 trên chuột nhắt trắng. Viên nén STONEBYE liều 0,48 viên/kg/ngày và 1,44 viên /kg/ngày uống trong vòng 90 ngày liên tục không ảnh hưởng đến tình trạng chung, cân nặng, các chỉ số huyết học, chức năng gan, thận và mô bệnh học gan, thận trên chuột cống trắng. Kết luận: Viên nén STONEBYE không gây độc tính cấp và bán trường diễn trên thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Derek Bos et al (2014). Knowledge, attitudes, and practice patterns among healthcare providers in the prevention of recurrent kidney stones in Northern Ontario, Original Research, December/ Volume 8/Issue 11-12.
2. Gerhard Vogel H (2016). Drug discovery and evaluation Pharmacological assays. Springer.
3. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản Y học;143-145.
4. Nguyễn Thị Ngọc (2016). Nghiên cứu tình hình mắc sỏi hệ tiết niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Huế.
5. OECD (2008). Guidelines for the testing of chemicals repeated dose oral toxicity study in rodents, Environmental Health and Safety Monograph Series on Testing and Assesment No 407.
6. Shara M, Stohs SJ (2015). Efficacy and Safety of White Willow Bark (Salix alba) Extracts. The Phytother Res. 2015;29(8):1112-6.
7. World Health Organization (2013). Working group on the safety and efficacy of herbal medicine. Report of regional office for the western pacific of the World Health Organization.