KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U QUÁI CÙNG CỤT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: u quái vùng cùng cụt là một khối u tế bào mầm ngoài sinh dục xuất phát từ xương cùng cụt, phần lớn là lành tính, số ít có thể ác tính hay tiềm tàng nguy cơ ác tính. Việc chẩn đoán và phẫu thuật sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. Nghiên cứu có mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật điều trị u quái cùng cụt ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu mô tả tất cả bệnh nhân (BN) được chẩn đoán u quái cùng cụt, được phẫu thuật tại Trung tâm Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung Ương, thời gian từ tháng 01/2016-12/2022. Kết quả: Có 44 BN trong nghiên cứu bao gồm 14 BN nam (31,8%) và 30 BN nữ (68,2%). Tuổi trung vị của BN là 44,5 ngày (2-4278 ngày). 41 BN(93,18%) được mổ đường sau trực tràng, 03 BN(6,82%) được mổ kết hợp đường bụng và sau trực tràng. Thời gian mổ trung bình là 119 ± 37 phút. Tai biến trong mổ: 08 BN (18,2%) chảy máu do tổn thương đám rối trước xương cùng, truyền máu hồi sức ổn định; 01 BN (2,3%) thủng thành sau trực tràng, được khâu lại vị trí thủng, hậu phẫu ổn định ra viện sau 17 ngày; 04 BN(9,09%) vỡ u trong mổ. Biến chứng sau mổ: 07 BN (15,91%) nhiễm trùng vết mổ, 01 BN (2,27%) chảy máu vết mổ được khâu lại, 01 BN (2,27%) bí tiểu sau mổ, được đặt sonde tiểu và tập phản xạ đi tiểu, ra viện sau 25 ngày. Không có BN tử vong trong và sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 6,2 ± 4,5 ngày. Thời gian theo dõi trung bình 55,0 ± 23,8 tháng, có 02 BN (6,5%) có rối loạn đại tiện són phân, 03 BN (7,14%) tái phát u và được phẫu thuật cắt u, đến hiện tại không có tái phát. Kết luận: Phẫu thuật điều trị u quái cùng cụt ở trẻ em có thể thực hiện an toàn và tỷ lệ tái phát thấp.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Ho KO, Soundappan SV, Walker K, Badawi N. Sacrococcygeal teratoma: The 13-year experience of a tertiary paediatric centre. J Paediatr Child Health. 2011;47(5):287-291. doi:10.1111/j.1440-1754.2010.01957.x
3. Laberge JM, Puligandla PS, Shaw K. Teratomas, Dermoids and other tissue tumors. In: Holcomb GW, Murphy JP, Ostlie DJ, eds. Ashcraft’s Pediatric Surgery (Fifth Edition). W.B. Saunders; 2010:915-935. doi:10.1016/B978-1-4160-6127-4.00070-7
4. Gross SJ, Benzie RJ, Sermer M, Skidmore MB, Wilson SR. Sacrococcygeal teratoma: Prenatal diagnosis and management. Am J Obstet Gynecol. 1987;156(2):393-396. doi:10.5555/ uri:pii:0002937887902900
5. Yao W, Li K, Zheng S, Dong K, Xiao X. Analysis of recurrence risks for sacrococcygeal teratoma in children. J Pediatr Surg. 2014;49(12): 1839-1842. doi:10.1016/j.jpedsurg.2014.09.036
6. Kops AL, Hulsker CC, Fiocco M, et al. Malignant recurrence after mature Sacrococcygeal teratoma: A meta-analysis and review of the literature. Crit Rev Oncol Hematol. 2020;156: 103140. doi:10.1016/j.critrevonc.2020.103140
7. Nguyễn Thanh Trúc, Lê Nguyễn Ngọc Diễm, Hind Zaidan, Trương Đình Khải, Martin Corbally. U quái cùng cụt ở trẻ nhũ nhi: Kết quả ngắn hạn. Học TP Hồ Chí Minh. 2018;22(4). Accessed July 5, 2022. https://tailieumienphi. vn/doc/u-quai-cung-cut-o-tre-nhu-nhi-ket-qua-ngan-han-x6wduq.html
8. Dương Văn Mai. Kết quả phẫu thuật điều trị u quái vùng cùng cụt ở trẻ em. Bản Tin Dược Học Miền Núi Số 4 Năm 2016. Published online 2016. Accessed July 21, 2022. https://tailieu.vn/doc/ket-qua-phau-thuat-dieu-tri-u-quai-vung-cung-cut-o-tre-em-2192996.html
9. Harms D, Zahn S, Göbel U, Schneider DT. Pathology and molecular biology of teratomas in childhood and adolescence. Klin Padiatr. 2006; 218(6): 296-302. doi: 10.1055/s-2006-942271
10. Holschneider A, Hutson J, Peña A, et al. Preliminary report on the International Conference for the Development of Standards for the Treatment of Anorectal Malformations. J Pediatr Surg. 2005;40(10): 1521-1526. doi:10. 1016/j.jpedsurg.2005.08.002