KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG GÃY CÀNH NGANG HÀM DƯỚI BẰNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2022-2023

Thossakun Yomthasombath1, Lê Ngọc Tuyến 2,, Đặng Triệu Hùng 1, Nguyễn Đức Hoàng 1, Bùi Trung Kiên 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả kết quả phẫu thuật kết hợp xương gãy cành ngang hàm dưới bằng nẹp vít Titanium tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Uơng năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 40 bệnh nhân có gãy cành ngang xương hàm dưới có chỉ định phẫu thuật bằng nẹp vít tại Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương trong năm 2022-2023. Thiết kế nghiên cứu sử dụng nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Các bệnh nhân được khám, làm bệnh án chẩn đoán, phẫu thuật bằng nẹp vít (Titanium), theo dõi và ghi chép thông tin vào phiếu theo dõi trước khi xuất viện, sau khi ra viện 2 tuần và 6 tuần. Kết quả: Tổng số có 40 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ nam giới gấp khoảng hơn hai lần nữ giới. Tỷ lệ độ tuổi lao động trẻ (19-39 tuổi) chiếm tỷ lệ nhiều nhất 57,5%. Tuổi càng trẻ hay càng già thì tỷ lệ gặp càng giảm (Tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi chiếm 32,5%, người trung niên và già từ 40 trở chiếm 10%). Nguyên nhân gãy XHD chủ yếu là do tai nạn giao thông (85%) và các loại tai nạn lao động (12,5%), Tai nạn bạo lực và tai nạn thể thao hiếm gặp (2,5%). Hiệu quả điều trị bằng phương pháp kết hợp xương với nẹp vít đạt hiệu quả 75% sau 2 tuần và 100% sau 6 tuần theo dõi sau khi ra viện. Kết luận: Việc dùng nẹp vít trong điều trị gãy XHD là một phương pháp hiệu quả, an toàn, có chỉ định rộng rãi trong gần như tất cả các trường hợp gãy cành ngang XHD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vetter, J. D., Topazian, R. G., Goldberg, M. H. & Smith, D. G. Facial fractures occurring in a medium-sized metropolitan area: recent trends. International journal of oral and maxillofacial surgery 20, 214–216 (1991).
2. Thống kê tình hình chấn thương xương vùng hàm mặt tại BV RHM TW 2007-2009.
3. Archer, W. H. Fractures of the facial bones and their treatment. Oral and maxillofacial surgery. 5th ed. Philadelphila: WB Saunders 259–60 (1975).
4. Trần Quốc, K. Nghiên cứu áp dụng nẹp vít tự tiêu trong điều trị gãy xương hàm dưới. (2013).
5. Hải, N. Q. & Nhi, L. Ý. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X QUANG GÃY PHẦN ĐỨNG XƯƠNG HÀM DƯỚI.
6. Phương, N. C. Đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị KHX hàm dưới bằng nẹp vít. Luận án tốt nghiệp BSNT ĐHYHN, 2002.
7. Taher, A. A. Y. Maxillofacial injuries due to road traffic accidents in Kuwait. The British journal of oral & maxillofacial surgery 24 1, 44–6.