THỰC TRẠNG THIẾU MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỉ lệ thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 434 thai phụ từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2023. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 12,67%. Trong số thai phụ thiếu máu, 18,18% thiếu máu hồng cầu to và 27,27% thiếu máu hồng cầu nhỏ. Tuổi mẹ ≤22, thai phụ có tiền sử sảy thai/thai lưu, từng dùng biện pháp tránh thai nội tiết, bề dày lớp mỡ dưới da thấp, tăng cân dưới mức khuyến nghị theo IOM, định lượng Calci toàn phần thấp, sử dụng ít sữa và không thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin B12 là các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng thiếu máu. Cần có thêm các nghiên cứu về tác động của thiếu máu đối với phụ nữ mang thai và các yếu tố nguy cơ để xây dựng chiến lược can thiệp dinh dưỡng hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế - Viện dinh dưỡng. Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010, tr5, 2012.
3. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Văn Hòa và cộng sự (2011). Hiệu quả cải thiện thiếu máu do dinh dưỡng bằng bổ sung vi chất kết hợp tư vấn dinh dưỡng ở phụ nữ có thai tại tỉnh Gia Lai. Cổng thông tin điện tử tỉnh Gia Lai - 2016.
4. Nguyễn Thị Tường Thái (2020). Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2020. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh – 25(2), 80-86, 2021.
5. McLean E, Cogswell M, Egli I, Wojdyla D, de Benoist B. Worldwide prevalence of anaemia, WHO Vitamin and Mineral Nutrition Information System, 1993-2005. Public Health Nutr. 2009 Apr;12(4): 444-54. doi: 10.1017/ S1368980008002401.
6. WHO (2019). Prevalence of anaemia in pregnant women (aged 15-49) 1995-2019: WHO global database on anaemia. https://www.who.int/data/ gho/data/indicators/indicator-details/GHO/ prevalence-of-anaemia-in-pregnant-women-(-)
7. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, 54. (Ban hành kèm quyết định 315/QĐ-BYT).
8. Martínez-Hortelano JA, Cavero-Redondo I, Álvarez-Bueno C, Garrido-Miguel M, Soriano-Cano A, Martínez-Vizcaíno V. Monitoring gestational weight gain and prepregnancy BMI using the 2009 IOM guidelines in the global population: a systematic review and meta-analysis. BMC Pregnancy and Childbirth. 2020;20(1):649. doi:10.1186/s12884-020-03335-7
9. A healthy lifestyle - WHO recommendations. Accessed November 27, 2022. https://www.who. int/europe/news-room/fact-sheets/item/a-healthy-lifestyle---who-recommendations
10. Nguyễn Thị Lệ, Trương Quang Vinh (2013). Tình hình thiếu máu thiếu sắt trong quý hai của thai kỳ và hiệu quả của điều trị hỗ trợ. Tạp chí phụ sản - 11(4), 60 - 63, 2013.