KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM VỚI MÁU/ DỊCH TIẾT CƠ THỂ CỦA SV ĐIỀU DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Đinh Lê Nhật Thanh 1,, Nguyễn Thị Thu Cúc 1, Lương Văn Hoan 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phơi nhiễm với máu/ dịch tiết cơ thể trong môi trường y tế là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Khi bị phơi nhiễm, họ có nguy cơ bị sang chấn tâm lý, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm tăng chi phí quản lý. Sinh viên (SV) Điều dưỡng là đối tượng dễ bị sự cố phơi nhiễm. Nghiên cứu nhằm: (1) Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ về DPPN với máu/ dịch tiết cơ thể của SV Điều dưỡng; (2) Xác định mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kiến thức, thái độ về DPPN với máu/ dịch tiết cơ thể. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, chọn mẫu thuận tiện. Tiến hành trên 298 SV Điều dưỡng năm 2, năm 3 và năm 4 - Đại học Y Dược TP HCM, từ tháng 2 - 7/2023. Công cụ nghiên cứu là thang đo kiến thức của Vũ Thị Là (2021) và thang đo thái độ của Hoàng Thị Minh Thái (2021) về dự phòng phơi nhiễm (DPPN) với máu/ dịch tiết cơ thể. Phân tích số liệu bằng SPSS 25.0, Chi-Square hoặc Fisher’s Exact (khi >20% hệ số kỳ vọng <5), khoảng tin cậy 95% tìm các mối liên quan. Kết quả: Tỷ lệ SV có kiến thức tốt, trung bình, kém lần lượt 3,4%; 96,0%; 0,7%; thái độ tích cực, trung lập, không tích cực lần lượt 11,4%; 84,2%; 4,4%. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa: năm học, tiền sử phơi nhiễm, số lần phơi nhiễm với kiến thức về DPPN với máu/ dịch tiết cơ thể. Cụ thể, SV năm 4 có kiến thức tốt cao hơn (8,7%) SV năm 2, năm 3 (1,0%); SV đã từng phơi nhiễm thì có kiến thức tốt cao hơn (9,4%) nhóm chưa từng phơi nhiễm (0,9%), đặc biệt nhóm phơi nhiễm ≥ 2 lần có kiến thức tốt (11,8%) cao hơn nhóm phơi nhiễm 1 lần (5,9%). Kết luận: Đa số SV có kiến thức ở mức trung bình và thái độ ở mức trung lập về DPPN với máu/dịch tiết cơ thể. Đặc điểm nhân khẩu học có mối liên quan với kiến thức về DPPN với máu/dịch tiết cơ thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mỵ Thị Hải. Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho SV Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Thái Bình thực tập tại bệnh viện. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2016.
2. Vũ Thị Là, Hoàng Thị Minh Thái. Kiến thức của SV điều dưỡng năm cuối trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về DPPN với máu, dịch cơ thể. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;502(2).
3. Pham Thi Bich Ngoc, Hoang Thi Minh Thai, Dinh Tran Ngoc Huy. Further Analysis of Attitude of Last Year Nursing Students in Nam Dinh University of Nursing for Blood and Body Fluids Prevention. International Journal of Advanced Medical Sciences and Technology 2021;1(3):11-15.
4. Seo JH, Jung EY. Factors Influencing Nursing Students' Performance on Standard Precautions of Infection Control. J Korean Biol Nurs Sci. 5 2017; 19(2):69-75. doi:10.7586/jkbns.2017.19.2.69.
5. Nguyễn Thị Mỹ Phương, Hà Lâm Nhã Phương, Phạm Tiểu Đan, cộng sự. Khảo sát kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn y tế và các yếu tố liên quan ở SV điều dưỡng trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2021;(41):62-68.
6. Iliyasu BZ, Amole TG, Galadanci HS, et al. Occupational Exposure to Blood and Body Fluids and Knowledge of HIV Post-Exposure Prophylaxis among Medical and Allied Health Students in Northern Nigeria. The International Journal of Occupational and Environmental Medicine. 2020;11(4):196.
7. Abdela A, Woldu B, Haile K, Mathewos B, Deressa T. Assessment of knowledge, attitudes and practices toward prevention of hepatitis B virus infection among students of medicine and health sciences in Northwest Ethiopia. BMC Res Notes. Aug 19 2016;9(1):410. doi:10.1186/ s13104-016-2216-y.