ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA NHỒI MÁU NÃO CẤP HỆ ĐỘNG MẠCH SỐNG - NỀN

Nguyễn Văn Tùng 1,, Nguyễn Thế Anh 2,3, Nguyễn Văn Hướng 2,4, Nguyễn Thị Ích 1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Thanh Nhàn
4 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhồi máu não luôn là vấn đề thời sự của y học bởi đây là căn bệnh phổ biến, mang tính toàn cầu, có tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với mục đích nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ sọ não trong nhồi máu não hệ động mạch sống nền, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của nhồi máu não cấp hệ động mạch sống – nền”. Nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình mắc bệnh là 66,7 ± 12,02 điểm, vị trí tổn thương thường gặp ở cầu não (22,73%), các yếu tố tiên lượng nặng bao gồm rối loạn ý thức (p=0,000), bất thường đồng tử (p=0,031), rối loạn nuốt (p=0,042), rối loạn ngôn ngữ (p=0,002), có sự liên quan giữa điểm pc-Aspect và điểm NIHSS (p=0,000), tình trạng ý thức (p=0,000) và điểm Rankin lúc ra viện (p=0,047). Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết luận: các yếu tố tiên lượng nặng bao gồm rối loạn ý thức, bất thường đồng tử, rối loạn nuốt, rối loạn ngôn ngữ, điểm pc-Aspect thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Bích (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của nhồi máu não ở bệnh nhân dưới 50 tuổi. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lê Thị Mỹ (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học nhồi máu não thuộc hệ động mạch sống nền. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Lê Văn Thính. Nhồi máu não lớn do tổn thương động mạch não giữa: “Đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân”. Báo cáo khoa học.
4. Nguyễn Duy Trinh: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5Tesla trong chẩn đoán và tiên lượng Nhồi máu não gia đoạn cấp tính [Luận án tiến sĩ]. Đại học Y Hà Nội;
5. Bamford J, Sandercock P, Dennis M, Burn J, Warlow C. Classification and natural history of clinically identifiable subtypes of cerebral infarction. Lancet. ;337(8756):1521–6.
6. Devuyst G, Bogousslavsky J, Meuli R, Moncayo J, de Freitas G, van Melle G. Stroke or transient ischemic attacks with basilar artery stenosis or occlusion: clinical patterns and outcome. Arch Neurol. Tháng Tư 2002; 59(4):567–73.
7. Goldszmidt A.J,Caplan L.R (2010), Cẩm nang xử trí tại biến mạch não (PGS.TS Nguyễn Đạt Anh dịch). Nhà xuất bản Y học.
8. Puetz V, Khomenko A, Hill MD, Dzialowski I, Michel P, Weimar C, và c.s. Extent of hypoattenuation on CT angiography source images in basilar artery occlusion: prognostic value in the Basilar Artery International Cooperation Study. Stroke. Tháng 12 2011; 42(12):3454–9.