BÁO CÁO CA BỆNH: PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U TỦY THƯỢNG THẬN HAI BÊN Ở TRẺ EM

Phạm Duy Hiền 1,, Vũ Mạnh Hoàn 1, Trần Xuân Nam 1, Phan Hồng Long 1, Nguyễn Thọ Anh 1, Đặng Hanh Tiệp 1, Vũ Chí Dũng 1, Cấn Thị Bích Ngọc 1, Lê Đình Công 1
1 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: trình bày đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tủy thượng thận hai bên ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả một ca bệnh. Kết quả: Trẻ nam 14 tuổi, phát hiện tình cờ cao huyết áp sau khi khám sức khỏe do tai nạn giao thông ngã xe đạp. Khám lâm sàng: bệnh nhân không sờ thấy khối ở thành bụng, không có phản ứng thành bụng, mạch nhanh và huyết áp duy trì cao liên tục. Siêu âm bụng và chụp cắt lớp ghi nhận có khối u thượng thận 2 bên kích thước bên trái 8cm, bên phải 7cm. Xét nghiệm máu: giá trị các chỉ số trong công thức máu và đông máu cơ bản trong ngưỡng giới hạn bình thường. Chỉ số HVA niệu bình thường (2,34 micromol/l) và VMA niệu tăng (18,58 micromol/l). Bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u tủy thượng thận 2 bên. Bệnh nhân được điều trị nội khoa ổn định huyết áp trước mổ. Bệnh nhân đã được nút động mạch thượng thận trái kết hợp phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận 2 bên. Tình trạng ổn định sau phẫu thuật, bệnh nhân được ra viện sau 10 ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là u sắc tố bào (pheochromocytoma) 2 bên, diện phẫu thuật không có u. Bệnh nhân được theo dõi và điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế sau mổ. Theo dõi tới thời điểm hiện tại sau 3 tháng phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định. Kết luận: U tủy thượng thận 2 bên rất hiếm gặp ở trẻ em. Phối hợp điều trị giữa các bác sỹ nội tiết, gây mê, ngoại khoa và phẫu thuật cắt u triệt để đem lại kết quả khả quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jain A, Baracoo R, Kapur G (2020). Pheochromocytoma and paraganglioma – an update on diagnosis , evaluation and management, Pediatric Nephro , 35(4): 581- 594
2. de Tersant M, Gen er e L, Freyçon C, et al. Pheochromocytoma and para-ganglioma in children and adolescents: experience of the French society of pediatric oncology (SFCE). J Endocr Soc. 2020;3;4(5):1e12. https://doi.org/ 10.1210/jendso/bvaa039.
3. Alaa Younes, Almed Elgendy, Wael Zekri et al. (2021) Operative management and outcome in children with pheochromocytoma, Asian Journal Surgery, 45(1), 419-424.
4. Rubalcava NS, Overman RE, Kartal TT et al. (2022) Laparoscopic adrenal –sparing approach for children with bilateral pheochromocytoma in Von Hippel Lindau disease, Journal of Pedia Surg, 57(3), 414-417.
5. Sheps SG, Jiang NS, Klee GG, et al. Recent developments in the diagnosis and treatment of pheochromocytoma. Mayo Clin Proc 1990;65(1):88-95
6. Glazer GM, Francis IR, Quint LE. Imaging of the adrenal glands. Invest Radiol 1988;23(1):3-11
7. Volkin D, Yerram N, Ahmed F, Lankford D, Baccala A, Gupta GN, et al. Partial adrenalectomy minimizes the need for long-term hormone replacement in pediatric patients with pheochromocytoma and von Hippel-Lindau syndrome. J Pediatr Surg 2012;47:2077–82
8. Brauckhoff M, Gimm O, Thanh PN, Bär A, Ukkat J, Brauckhoff K, et al. Critical size of residual adrenal tissue and recovery from impaired early postoperative adrenocortical function after subtotal bilateral adrenalectomy. Surgery 2003;134:1020–7