KẾT QUẢ THAI KỲ Ở NHỮNG THAI PHỤ ĐƯỢC TIÊM PHÒNG VACXIN COVID-19 SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Đinh Thị Mỹ Linh 1,, Phạm Thị Thanh Hiền 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả thai kỳ ở những thai phụ được tiêm phòng vacxin COVID-19 sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 340 thai phụ được tiêm phòng vacxin COVID-19 sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: Trong tổng số 340 thai phụ, 100% được tiêm phòng vacxin Pfizer, 295 thai phụ tiêm phòng 02 mũi vacxin (chiếm 86,8%), 36 thai phụ tiêm phòng 01 mũi vacxin (10,6%), còn lại 9 thai phụ tiêm 03 mũi vacxin trong thai kỳ, tất cả được tiêm trong quý 2 hoặc quý 3. Tác dụng phụ được ghi nhận nhiều nhất là triệu chứng tại vị trí tiêm chiếm 40,2%. Tỷ lệ mổ lấy thai, tỷ lệ đẻ non, tỷ lệ mắc COVID-19 trong thai kỳ, tỷ lệ thai nhỏ hơn tuổi thai lần lượt là 49,4%, 4,1%, 7,9%, 7,1%. So sánh giữa số mũi tiêm vacxin, thời gian tiêm vacxin nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả thai kỳ giữa các nhóm ngoại trừ việc tiêm vacxin mũi đầu hoặc mũi cuối vào quý 2 làm tăng tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ dưới 6 tháng tuổi so với tiêm vào quý 3 (mũi đầu OR=1,864, 95%CI: 1,198 – 2,902; mũi cuối OR=2,627, 95%CI: 1,603 – 4,304), và tăng tỷ lệ thai nhỏ hơn tuổi thai (OR=2,534, 95%CI: 1,014 – 6,333). Kết luận: Tiêm phòng vacxin COVID-19 trong thai kỳ không ghi nhận tác dụng phụ hoặc kết quả thai kỳ nghiêm trọng bất kể số mũi tiêm hoặc thời gian tiêm. Tiêm vacxin vào thời điểm muộn trong thai kỳ mang lại lợi ích giảm tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ dưới 6 tháng và giảm tỷ lệ thai nhỏ hơn tuổi thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bookstein Peretz S, Regev N, Novick L, et al. Short-term outcome of pregnant women vaccinated with BNT162b2 mRNA COVID-19 vaccine. Ultrasound Obstet Gynecol Off J Int Soc Ultrasound Obstet Gynecol. 2021;58(3):450-456. doi:10.1002/uog.23729
2. Santi Laurini G, Montanaro N, Motola D. Safety of COVID-19 vaccines in pregnancy: a VAERS based analysis. Eur J Clin Pharmacol. 2023;79(5):657-661. doi:10.1007/s00228-023-03482-8
3. Bromfield SG, Ma Q, DeVries A, Inglis T, Gordon AS. The association between hypertensive disorders during pregnancy and maternal and neonatal outcomes: a retrospective claims analysis. BMC Pregnancy Childbirth. 2023; 23(1):514. doi:10.1186/s12884-023-05818-9
4. Alsaleh RA, Sultan I, Alasfour JA, Alaali TM, Alghamdi AS, Mohammed RA. Association Between COVID-19 Vaccination and Abortion: A Cross-Sectional Study in Jeddah. Cureus. 15(1):e33836. doi:10.7759/cureus.33836
5. Calvert C, Carruthers J, Denny C, et al. A population-based matched cohort study of major congenital anomalies following COVID-19 vaccination and SARS-CoV-2 infection. Nat Commun. 2023;14(1):107. doi:10.1038/s41467-022-35771-8
6. Wainstock T, Yoles I, Sergienko R, Sheiner E. Prenatal maternal COVID-19 vaccination and pregnancy outcomes. Vaccine. 2021;39(41):6037-6040. doi:10.1016/j.vaccine.2021.09.012
7. Rottenstreich M, Sela H, Rotem R, Kadish E, Wiener‐Well Y, Grisaru‐Granovsky S. Covid‐19 vaccination during the third trimester of pregnancy: rate of vaccination and maternal and neonatal outcomes, a multicentre retrospective cohort study. Bjog. 2022; 129(2): 248-255. doi:10.1111/1471-0528.16941
8. Rottenstreich A, Zarbiv G, Oiknine-Djian E, et al. The Effect of Gestational Age at BNT162b2 mRNA Vaccination on Maternal and Neonatal Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2) Antibody Levels. Clin Infect Dis Off Publ Infect Dis Soc Am. 2022;75(1):e603-e610. doi:10.1093/cid/ciac135.