LO ÂU Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA NĂM 2023 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Phạm Thị Thùy Dung1,, Nguyễn Phương Anh 1,2, Nguyễn Phương Anh 1,2, Ngô Thị Thu Hiền 2
1 Trường Đại học Phenikaa
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lo âu là một trong vấn đề sức khoẻ tâm thần đáng quan tâm của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng lo âu của sinh viên và phân tích một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 422 sinh viên trường Đại học Phenikaa năm 2023, sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn kết hợp sử dụng thang đo GAD-7 theo hình thức phát vấn. Dữ liệu được nhập bằng Epidata 3.1 và xử lý bằng SPSS 26.0. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên bị lo âu là 53,1%; trong đó lo âu mức độ nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 32,0%%, 12,8% và 8,3%. Một số yếu tố liên quan đến lo âu ở sinh viên là: áp lực học tập, sự chia sẻ với người thân trong gia đình, sự kiện căng thẳng trong 6 tháng trở lại đây, và hoạt động thể thao. Khuyến nghị: Cần tiếp tục triển khai nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng sinh viên năm thứ 2, 3 và các chuyên ngành khác trong trường để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng lo âu ở sinh viên và các yếu tố liên quan.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2022). Mít tinh hưởng ứng ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10. https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/ 3Yst7YhbkA5j/content/mit-tinh-huong-ung-ngay-suc-khoe-tam-than-the-gioi-ngay-10-10
2. Mao, Y., Zhang, N., Liu, J., Zhu, B., He, R., & Wang, X. (2019). A systematic review of depression and anxiety in medical students in China. BMC medical education, 19(1), 1-13.
3. Tôn Thất Minh Thông và cộng sự (2022), “Sức khỏe tâm thần của sinh viên Đại học Huế”. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Số 2(62)/2022; tr163-173.
4. Asfaw H et al (2021), “Anxiety and Stress Among Undergraduate Medical Students of Haramaya University, Easter Ethiopia”, Neuropsychiatric Disease and treatment. Volume 2021:17, tr. 139 – 146.
5. Phan Thị Mỹ Linh (2020). Nghiên cứu trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa khoá 2018-2024 Trường Đại học Y dược Huế. Luận văn thạc sĩ y học.
6. Robert L. Spitzer and et al. (2006), “A Brief Measure for Assessing Generalized Anxiety Disorder: The GAD-7”, Archives of Internal Medicine. 166(10), tr. 1092-1097.
7. Seo JG, Park SP. (2015). Validation of the Generalized Anxiety Disorder-7 (GAD-7) and GAD-2 in patients with migraine. J Headache Pain; 16:97.
8. Wenjuan Gao, Siqing Ping, Xinqiao Liu (2019). “Gender differences in depression, anxiety, and stress among college students: A longitudinal study from China”, Journal of Affective Disorders.
9. Nguyễn Công Thức (2019). Thực trạng trầm cảm, lo âu của sinh viên Trường Đại học Thăng Long năm học 2018-2019 và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sỹ Y tế Công Cộng- Trường Đại học Thăng Long.
10. Nguyễn Tiến Đạt và cộng sự (2019). Tỷ lệ rối loạn lo âu lan toả và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Đại học Y Hà Nội năm học 2018-2019. Tạp chí Nghiên cứu Học 2021;140(4):135-142.